cũng tìm tới, tình nguyện xin “làm đệ tử” sau khi được “Ông thầy Núi”
chữa bịnh. Nhiều đứa trẻ con được Ba Quốc chữa lành bịnh, cha mẹ chúng
“ký gởi” cho thầy, làm kẻ hầu hạ, sai vặt và học đạo!
Theo sự mô tả của người địa phương, tuy cái am lợp lá, vách lá nhưng
cao và khá rộng. Ở chính giữa, có gác để thầy Núi lên đó “tịnh” (trầm tư).
Từ đó Ba Quốc trở thành giáo chủ “Đạo Tưởng”. “Đạo Tưởng” cũng có đọc
kinh theo truyền khẩu vì có lúc ông ta đi núi Tượng (Thất Sơn) để học
được… Vì thế, các người ủng hộ đều cho rằng “Đạo Tưởng” chính là một
chi phái của Bửu Sơn Kỳ Hương (An Khê). Trong am, có đặt nhiều bàn thờ,
cúng trái cây, bông hoa, nước lạnh và thấp nhang. Hằng ngày, ông “giáo
chủ Đạo Tưởng” tịnh một thời ở trên gác, rồi ông ra trước bàn thông thiên,
lạy đủ bốn hướng.
Thấy ông làm được việc thiện “có tâm đạo”, nhiều người đem con em
đến xin “ký gởi, thọ giáo” càng ngày càng nhiều. Nửa thế kỷ trước, gia đình
nào ở Nam Kỳ cũng có con đông. Họ nghèo, làm không đủ ăn, nên gởi con
em cho “thầy”, cũng như một cách “ở đợ thí công”. Như vậy nhứt cử lưỡng
tiện, một công hai việc. Có kẻ hầu hạ, cơm nước, sai vặt… bây giờ ông đạo
Tưởng “được trọng vọng” khác thường. Cũng từ đó khiến ông có ảo tưởng.
Chỉ có một điều lạ lùng khi gia nhập “Đạo Tưởng”, họ phải thề nguyền
trước bàn thờ và trước mặt thầy:
- Đệ tử xin nguyện không phản Thầy và đạo!
Với niềm tin của người mê tín, mỗi lần ông đạo Tưởng trị bịnh, đốt vàng
bạc (vàng mã) hoà với nước lạnh đưa cho họ, thì họ trịnh trọng bưng uống
“bùa phép của thần linh”. Uống xong, tất cả bịnh nhân, người nhà, ngồi
xung quanh ông, trầm tư bất động. Có người như bị thôi miên. Sau đó vài
con bịnh cảm thấy trong người nhẹ nhàng, lồm cồm ngồi dậy, tới lạy
“thầy”. Từ đó “Đạo Tưởng” được dân chúng vùng biên giới như Tịnh Biên,
Nhà Bàng, Cho Vàm… cũng tìm tới xin trị bệnh.
Ông Nguyễn Văn Kiểm, nhà giáo, dạy trường Tiểu học Tân Châu, đã giải
thích ý nghĩa Đạo Tưởng như sau: “Đạo Tưởng là nghĩ đến tổ quốc, chớ
không phải mơ mộng viễn vông”. Cách giải thích ấy quá chủ quan. Không