Giữa năm 1925, giang hồ đã mỏi gối, Quốc tìm đến sống ở Tân Châu với
người cậu là nhà văn kiêm dịch giả truyện Tàu Nguyễn Chánh Sắt. Ông Sắt
giao cho Quốc trông nom việc nhà và ruộng rẫy như một quản gia. Người
địa phương gọi Ba Quốc là “kẻ ở đợ” cho ông Nguyễn Chánh Sắt. Trong
hoàn cảnh sống mới này, Quốc tỏ ra siêng năng và an phận. Người lối xóm
ai cũng khen anh và có cảm tình một người ở đợ thật thà chất phác. Cuộc
đời anh “ở đợ cục mịch” tưởng thế êm trôi. Nào ngờ, một hôm, Quốc thay
đổi tánh tình. Xao lãng mọi chuyện thường ngày, Quốc biếng ăn, biếng nói.
Ngồi đâu anh cũng nghĩ ngợi hàng giò, trầm tư mặc tưởng những chuyện
đâu đâu… Có khi Quốc như người mất trí hò hét, đấm ngực, đụng đầu vô
cột nhà, làm cho ai nấy đều ghê sợ. Mỗi lần Quốc lên cơn như vậy, cả xóm
đến coi đông đảo… Trước hành động lạ lùng ấy, những người lớn tuổi trong
làng giải thích “Quốc bị người khuất mặt hành hạ”… Có lúc Ba Quốc tự
xưng mình là “Ông tướng Núi”, có lúc khác “Ông Lèo…”.
Mấy ngày kế tiếp, Quốc xin thôi “ở đợ” cho công Nguyên Chánh Sắt, đi
lang thang chữa bịnh không lấy tiền. Quốc dùng tàn nhang, nước lạnh, hoặc
bông hoa… cho bệnh nhân uống, nhưng lạ thay, hầu như bệnh nào cũng
thuyên giảm hay bớt rất nhiều. Tiếng tăm “Ông thầy Núi” được lan truyền
đi xa. Gặp những người bịnh tâm thần, la lối, phá phách lung tung, Quốc áp
dụng hình thức bùa phép Miên: Dùng dây chỉ cột chặt vào cườm tay gọi là
“dây niệt”, để “trừ tà ma”… Trong số những người bịnh ấy có người lành
mạnh hẳn. Vì thế, Quốc được coi như một “danh y”. Khắp trong vùng,
nhiều người có thân nhân bịnh hoạn, đều chở tới am, nhờ Ba Quốc chữa trị.
Lành bệnh, họ tình nguyện ở lại “làm công quả” để trả ơn thầy. Họ chung
góp tiền bạc, vật liệu như cây lá cất một cái am nhỏ để “thầy Núi” có chỗ
“trị bịnh làm phước”. Am ấy cất trên phần đất của ông Nguyễn Chánh Sắt,
và lần lần trở thành chỗ hành đạo như một “tiểu triều đình”. Ban đầu, Quốc
trang trí cái am như một ngôi chùa, thờ phượng lung tung: Các vị thần linh
(tướng Núi), các nhân vật trong truyện Tam Quốc đã hiển thánh như Quan
Công (Quan Thánh đế quân và Chủ vị năm ông…) theo cách suy nghĩ của
những người có trình độ hiểu biết thấp kém. Từ đó, nhiều đồng bào ở xa