“Đạo Tưởng” ông là ai?
Theo lài liệu trong quyển “Tân Châu” của tác giả Nguyễn Văn Kiềm thì
“Ông Đạo Tưởng” có thế danh Lâm Văn Quốc, người quen thường gọi “Ba
Quốc” sinh quán tại Cái Cùng, làng Long Điền, quận Giá Rai, tỉnh Bạc
Liêu”.
Quốc có 2 em trai: Lâm Văn Út và Lâm Văn Bửu. Cả hai đều được
phong chức và can dự vào cuộc bạo động năm 1939. Xuất thân từ một gia
đình nông dân nghèo, kém may mắn, không được đi học dù là cấp tiểu học,
nhưng Quốc thông minh, khỏe mạnh và có óc giang hồ. Giao du với các tay
hảo hớn, các nhà sư Miên, Quốc học lỏm được nhiều thế võ hộ thân. Lại
được các tay anh chị giang hồ dạy thêm, chẳng bao lâu, Ba Quốc được dân
chúng trong làng lôn làm “võ sĩ”, mặc dầu anh chưa đăng đàn thi võ lần
nào.
Có lẽ Quốc thích nghề đấm đá để tạo tên tuổi, nhưng Quốc chưa có hành
động gì phi pháp, hoặc gây đau khổ cho ai. Có lẽ sự thành công đôi chút về
võ nghệ, tạo cho Quốc nhiều ảo tưởng sau này. Được đàn anh đỡ đầu, Quốc
bỏ nhà đi giang hồ một thời. Những thập niên đầu thế kỷ này, những người
nào đã đi khắp lục tỉnh Nam Kỳ, được thiên hạ coi như từng trải, già dặn
kinh nghiệm, lịch lãm:
Cây trên rừng hoá kiểng,
Cá ngoài biển hoá long,
Anh đi lục tỉnh giáp vòng,
Đến đây trời khiên, đem lòng yêu em.
Hay:
Cần Thơ là cảnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề…
Kể từ đầu năm 1901, các truyện Tàu dịch ra chữ Quốc ngữ được dân
chúng Nam Kỳ đón nhận nồng nhiệt. Trong một thời gian dài, nhiều người
chỉ cần đọc truyện Tàu mà có kiến thức sơ đẳng, có kinh nghiệm giao tiếp