Châu Giang, Châu Đốc. Có người quả quyết rằng được cha mẹ, anh em kể
lại rất rành về cuộc bạo động của ông Đạo Tưởng.
Năm 1961, tôi có quen với ông cựu Đốc phủ sứ hồi hưu Võ Văn Nhiều,
người kế nhiệm ông chủ quận Tân Châu (Nguyễn Văn Lễ). Ông Lễ trực tiếp
đàn áp vụ bạo động của ông Đạo Tưởng, theo lịnh của ông chủ tỉnh Châu
Đốc Ménage. Ông Nhiều là phụ huynh học sinh, vì có hai người con trai –
con người thứ thất – đang học với tôi. Ngoài ra, ông Nhiều còn là thông gia
với bà nhạc của tôi. Tôi được ông mời tới nhà nhiều lần, để hỏi thăm tình
trạng học vấn của các con. Lúc ấy ông Võ Văn Nhiều đang ở trong một căn
phố lầu, trước dãy nhà lầu 3 từng, dùng làm “Long Hồ Tư Thục” của ông
Đốc Lê Minh Ký. Sau khi thôi ngồi ghế chủ quận Tân Châu, ông Nhiều đổi
qua quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá, rồi qua Hà Tiên. Dĩ nhiên trong các
cuộc nói chuyện ấy, tôi chỉ còn nhớ lại những chi tiết chánh mà thôi, vì thời
điểm đã quá lâu (trên 35 năm).
Một nhân chứng khác là nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh. Lúc cụ
còn sống, cụ thỉnh thoảng có viết thư trả lời những điều tôi thắc mắc, kính
xin cụ chỉ bảo. Cụ có kể khá rành về cuộc bạo động của ông Đạo Tưởng,
mà chúng tôi sử dụng lài liệu làm cho vấn đề sáng tỏ thêm.
Trước kia, cũng như nhiều người lớn tuổi ở Nam Kỳ nghe nhắc tới ông
Đạo Tưởng thì hiểu theo nghĩa đen của nó: “Ông Đạo Tưởng thích ngồi
tham thiền một mình, tưởng tượng những chuyện viển vông”. Chính ông
Nguyễn Văn Hầu, người Chợ Mới Long Xuyên, giáo sư Đại học Cần Thơ
cũng hiểu ý nghĩa “đạo tưởng” là một người trầm ngâm, suy nghĩ chuyện
viển vông. (Nửa tháng trong vùng Thất Sơn). Không hiểu có phải do hoàn
cảnh phát sinh hay không mà nửa thế kỷ trước, vùng Thất Sơn, Châu Đốc,
Long Xuyên… có rất nhiều ông đạo? Chỉ khác thường một chút được gọi là
“Ông đạo”. Mỗi ông đạo từ tìm cho mình một lối sống riêng: Người ở chùa,
kẻ cất am, người đi lang thang trị bịnh bằng nước lã, có người ngụ lại gia…
như ông đạo Nam, ông đạo Gò Mối, ông đạo Chó, ông đạo Câm, ông đạo
ớt…