NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 203

Chuyến trở về, Hà Nội đã lập “Đông Kinh Nghĩa Thục”, giảng thuyết

dân chủ, kêu gọi mở mang học thuật, khoa học, kỹ thuật để tiến theo kịp
nước người. Quan trọng nhứt là bức thư do Phan Chu Trinh soạn, gởi toàn
quyền P. Beau “Đầu Pháp chính phủ thư” vạch trần chính sách cai trị hà
khắc, dã man của thực dân. Sẵn phong trào kháng thuế, hớt tóc ngắn, mở
trường học bộc phát mạnh mẽ ở các tỉnh Trung Kỳ, Pháp tìm cách bắt Phan
Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng… kết tội “âm mưu phản
loạn nhưng chưa thi hành”, rồi kết án tử hình nhưng giam lại đày Côn Đảo.
Những vụ bắt bớ đàn áp, chém giết man rợ của thực dân với sự đồng ý của
triều đình, khiến Phan Chu Trinh phẫn nộ. Ông viết: Thương yêu đồng bào
mà phải bị xử tử? thì giết đồng bào chắc có công to, và giết nhiều đồng bào
chắc có thưởng lớn?” Đó là chủ trương phản bội dân tộc của triều đình Huế
và tội ác của thực dân.

Từ Côn Đảo, do sự can thiệp của E. Babut, chủ búi báo “Đăng Cổ Tùng

Báo” ở Hà Nội và nhiều bạn khác trong “Hội Nhân Quyền” can thiệp, Phan
Chu Trinh được về đất liền, nhưng phải đặt dưới sự quản thúc của Pháp ở
Mỹ Tho. Thấy bị quản chế chặt chẽ, Phan Chu Trình viết thư phản đối
Pháp, đòi “Hoặc trả tôi về Côn Lôn, hoặc cho tôi tự do sang Pháp”.

Vừa đặt chân lên đất Pháp, Phan Chu Trinh liền viết: “Trung Kỳ Dân

Biên Thỉ Mạt Ký”, và “Đông Dương Chính Trị Luận”. Đó là hai bản cáo
trạng vạch rõ tội ác của thực dân tại Đông Dương, và mô tả cảnh khốn cùng
của dân tộc bị áp bức. Chính nhờ “Đông Dương Chính Trị Luận” được
thiếu tá Jules Roux, bạn thân dịch ra tiếng Pháp để gởi chính phủ Pháp và
A. Sarraut sắp đáo nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Cóp bài này,
Nguyễn Ái Quốc viết lại thành “Bản án chế độ thực dân Pháp”, nhờ Luật sư
Phan Văn Trường sửa chữa, viết lại nhiều trang làm của riêng mình. Tại
Pháp, mặc dầu cuộc sống cơ cực, với người con trai, nhiều lúc đói rét
nhưng Phan Chu Trinh vẫn giữ vững lý tưởng tranh đấu… Sinh hoạt chính
trị ở Âu Châu hơn 10 năm, Phan Chu Trinh có nhiều bạn Pháp trong các
giới chính trị, quốc hội. Vì lẽ đó, những tên thực dân oán ghét ông. Nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.