dịp chiến tranh Pháp Đức, họ bắt giam ông mặc dù không đủ chứng cớ.
Trong nhà ngục, Phan Chu Trinh phản đối viên chánh án:
Quan án là một tên gian dối, thay mặt cho quân thù nghịch của tôi, lấy ý
riêng mà bắt tôi, giam tôi. Từ nay, tôi cứ đem lời lẽ công bằng mà chống cự
lại với những việc làm gian dối, không công bằng của quan lớn. Thân tại tù
nhưng chí không khuất. Vẫn thái độ cương quyết, Phan Chu Trinh thách
thức: Thằng Phan Chu trình thà chém thì nó xách cái đầu của nó quăng
xuống đất như chơi. Nó chẳng chịu làm thân trâu ngựa cho người ta cỡi trên
đầu trên cổ nó. Tôi thề chết giữa bàn giấy quan lớn. Tôi thề lấy máu tôi mà
bôi đầy đầu, đầy mặt, đầy cổ, đầy mình quan lớn, tôi bôi cho đỏ cả buồng
giấy gian dối. Tôi chẳng chịu chết mòn, chí rục, chết vắng, chết thảm ở cái
buồng giam 216 này đâu.
Nhận xét về đường lối tranh đấu, người ta thấy Phan Chu Trinh có phần
giống với thánh Gandhi “ôn hoà” hơn bạo động. Từ bỏ danh vọng, lợi lộc
cám dỗ, Phan Chu Trinh dấn thân vào chỗ hiểm nguy cùng vì ôm ấp một lý
tưởng, một hoài bão: Giải phóng dân tộc! Phan Chu Trinh cũng giải thích rõ
đường lối tranh đấu của mình:
- Chủ trương “bài Pháp” là của Phan Bội Châu, còn “ỷ Pháp” là của tôi.
Tôi chủ trương tự trị thì phải dựa vào Pháp. Quan Nam triều gây oán cho
nên tôi cũng lại công kích chúng. Đã công kích chúng, tất nhiên chúng báo
oán. Cái thế phải liều chết với người Pháp để cho hai nước họp nhau để làm
đất đứng. Chính vì quan điểm “ỷ Pháp”, nên nhiều người cho rằng đường
lối chính trị của Phan Chu Trinh là “Pháp Việt đề huề”. Quan điểm này có
phần giống với quan điểm của ông Bùi Quang Chiêu (Nam Kỳ) và ông
Phạm Quỳnh ở Bắc Kỳ.