thang trên các hè phố Âu Châu… đạo văn, tiếm bút danh, ăn cắp những bài
viết của kc khác, rồi sửa đổi chút ít, ký tên mình… rồi qua biết bao dân lừa
dối, phản trắc, tội ác, để cuối cùng trở thành một “thần tượng của cách
mạng”: Người ấy đích thật là Nguyễn Tất Thành sau hơn 20 cái tên giả, tên
ăn cắp, tên mượn… để cuối cùng trở thành Hồ Chí Minh của đảng cộng sản
Việt nam.
Hiện nay bên nhà có 3 quyển sách thuộc loại bịa đặt để thần thánh hoá
Nguyễn Ái Quốc một thành viên trong nhóm “ngũ long” gồm: “Luật sư
Phan Văn Trường, Phó bảng (Tiến sĩ đồng khoá với Nguyễn Sinh Huy)
Phan Chu Trinh, Cử nhân Luật Sorbonne Nguyễn An Ninh, Cử nhân khoa
học Nguyễn Thế Truyền… mà lại được sắp ngang hàng, có khi còn thấp
hơn Nguyễn Ái Quốc (Hô Chí Minh), chỉ tốt nghiệp Certificat (Tiểu học) và
học hành dang dở lớp 7. Nhiều bức ảnh chụp bốn vị trí thức cách mạng nổi
tiếng một thời, ông Nguyễn Tất Thành vào giữa, còn chú thích “Nguyễn Ái
Quốc, nhà giáo”. Chỉ ghé qua Phan Thiết hơn 1 tháng, dạy trường Dục
Thanh để “kiếm cơm”, thì gọi “nhà giáo”. Chú thích ấy còn ghi thêm
“Nguyễn Ái Quốc là người nhạy bén nhất trong nhóm…”.
Hai mươi mốt tuổi đời, lang thang từ bến nọ tới cảng kia, nay hè phố, mai
ngõ hẻm, làm bạn với bụi đời, lập thân và kiếm sống bằng đủ mọi nghề,
Nguyễn Tất Thành sớm khôn trước tuổi. Đó là kẻ làm mưu gian, mẹo vặt.
Bơ vơ trên đất Pháp, gặp các đồng hương tuổi tác vào hạng cha chú, kiến
thức thuộc bậc thầy đùm bọc, dạy bảo thêm, nhưng Nguyễn Tất Thành tỏ ra
vượt trội hơn các vị kể trên: Dám làm những việc mà người tự trọng và trí
thức không làm:
- Cuỗm bút danh chung của nhóm làm của riêng mình (Nguyễn Ái
Quốc).
- Cóp nội dung bài “Đông Dương chính trị luận” (do Jules Roux dịch ra
Pháp văn gởi chính phủ Pháp và A. Sarraut sắp qua Đông Dương đáo nhậm
chức Toàn quyền). Bài này Quốc chỉ sửa chút ít, viết lại đề tựa khác “Bản
án chế độ thực dân Pháp” nhờ Luật sư Phan Văn Trường sửa chữa, viết lại
nhiều trang, viết lời tựa trước khi in và phổ biến. Táo bạo hơn, Nguyễn Tất