giao cho việc thông ngôn phía triều đình, đồng thời có nhiệm vụ dò xét thái
độ các đại thần. Công việc này rất hợp với ông Cương và người em là Diệp
Văn Mang. Ông Cương còn đi quá xa trong nhiệm vụ. Ông lợi dụng sự tin
cậy của Pháp, làm nhiều chuyện tự chuyên, bất chấp thái độ của triều đình,
gây sự bất mãn của các quan đại thần. Nhờ vai trò thông ngôn đầy quyền
thế này, mặc dù đã có vợ lớn ở xã An-nhân, quận Gò-vấp, Gia-định, tức tiểu
thư ông đại điền chủ đã thuê ông Cương đi học thay con trai, ông Cương
vẫn cưới được một công chúa làm vợ nhỏ. Đó là Công nữ Thiện Niệm, con
gái Thoại Thái Vương Hường Y, và em của Hoàng tử Ưng Chơn, tức tự
quân Dục Đức đã bị hai Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn
Văn Tường phế đi ngày 20 tháng 7 năm 1883 mà lập vua Hiệp Hoà (1883).
Theo lời đồn lại Huế, ông Cương dính líu đến việc đưa Hoàng tử Bửu
Lân lên ngôi vua, có thể nói chỉ là sự tự tiện quyết định của ông Cương mà
không cần tham khảo ý kiến của hoàng gia.
Theo một bài báo trên tờ Le courner d’Haiphong, từ đó, Cương được đeo
thẻ bài ngà, ngồi xe kéo có thị vệ mặc đồ vàng, một nghi lễ dành cho thiên
tử, để ra vào hoàng thành. Cương còn có quyền ra vào cung cấm bất kể
ngày đêm. Ông Cương còn thông dâm với một bà công chúa khác, rồi lại
lấy cả bà Thái hậu Từ Minh, mẹ ruột của Thành Thái.
Tài liệu để viết bài này là bản tin, được đăng trên tờ Le Courrier
d’Haiphong (Người đưa thư Hải-phòng) ngày 10-7-1892, nói về việc ông
Diệp Văn Cương chuyên quyền tại Huế. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin công
bố thêm một số tư liệu khác, kể cả hai lá thư, một của Công nữ Thiện Niệm
gửi lên Toàn quyền Pháp ngày 15 tháng 3 năm 1903 để khiếu nại việc
Cương thiếu tiền, cùng một lá thư khác của Cương giải thích nỗi khó khăn
về tài chính cùng liên hệ giữa hai người. (Xem thêm phụ bản)
Đây là một biến cố lớn trong nội bộ triều đình: Một kẻ thứ dân, người
Nam Kỳ, tự nhiên nắm quyền hành nhờ thân Pháp mà lũng đoạn phép tắc
của chế độ phong kiến thế tập. Tự coi mình có quyền hành gần như tuyệt
đối, nhứt là sau khi có công đưa cháu vợ là Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, tức
Thành Thái, ông Cương không còn coi quan lại trong triều ra gì cả. Ông bất