chấp mọi ý kiến, dư luận. Sự phát kiến của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu làm đảo
lộn sự hiểu biết về lịch sử của những người nghiên cứu đi trước như:
- “Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn” của Phạm Khắc Hòe.
- “Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân” của Nguyễn Đắc
Xuân.
- “Kể chuyện 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn” của Tôn Thất Bình.
- Chân dung các vua Nguyễn của Đỗ Bảng và Nguyễn Minh Tường.
Hoà ước Quý Mùi (1883) và Giáp Thân (1884), người Pháp hoàn toàn
làm chủ việc nội trị lẫn ngoại giao của Việt nam. Kể từ đây, bên ngoài,
người Pháp giữ ngôi vua để làm hư vị, mọi sự quyết định đều do Khâm sứ
Trung Kỳ quyết định, với sự phê chuẩn của “Tổng Trú sứ Trung và Bắc Kỳ,
và rồi Toàn quyền Đông Dương. Tôn Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, Diệp Văn
Cương đương nhiên tự coi mình như Thái Thượng Hoàng. Sỡ dĩ ông
chuyên quyền “là vì người Pháp, tức Khâm sứ Pierre Rheinart, ủng hộ và
tin cậy ông. Những đại thần nào bất đồng ý kiến, tỏ ý chống đối, sẽ bị ông
mật báo với Pháp tìm cách loại bỏ không thương tiếc.
Ngay từ khi vua Hàm Nghi bôn đào ra Tân Sở để chỉ huy cuộc kháng
chiến, ngai vàng bỏ trống. Chỗ đó chính là nguyên nhân nhiều cuộc tranh
chấp nội bộ có khi công khai, có khi ngấm ngầm. Các đại thần có thế lực, ai
cũng muốn đưa người thân của mình lên ngôi, vừa để củng cố quyền hành.
Không biết do một sự tình cờ của lịch sử hay định mệnh mà từ một dòng
vua, sau khi Tự Đức băng hà (1883), đã rẽ làm hai hướng khác nhau. Cả
mấy thế hệ sau, hai dòng họ ấy đều lạnh nhạt, thậm chí coi nhau như cừu
địch, không bao giờ hàn gắn được:
- Phe chống Pháp có Thành Thái, Duy Tân thuộc dòng dõi Thoại Thái
Vương Nguyễn Phước Hường Y.
Phe thân Pháp gồm các vua Đồng Khánh (1885-88), Khải Định (1916-
25) và Bảo Đại (1925-1945) thuộc dòng Kiên Thái Vương Hường Kiên
(còn gọi là Hường Cai). (Hàm Nghi là một trường hợp ngoại lệ)