y này đến 5 nén bạc. Cũng do chính người đàn bà trang hoàng tộc nhà
Nguyễn đã tố cáo chuyện loạn luân của ông Cương, đã đem chuyện này kể
lại cho mọi người trong triều đình biết. Các đại thần, vốn có óc bảo thủ,
muốn giấu nhẹm, nhưng chuyện bỉ ổi của triều đình lại lộ ra ngoài, khi đó
dân chúng người ta còn truyền tụng với nhau những vần thơ tứ tuyệt:
Mẫu hoàng thông (dâm) với Diệp Văn Cương,
Phút ngự linh nhơn nhứt đoạn trường,
Trường đoạn vô như tình vị đoản
Phiến giao nhân thế khó tư lường
Tạm dịch:
Mẫu hoàng thông dâm với Diệp Văn Cương,
Mỗi lần nghĩ đến ông ta, tim bà như tan vỡ,
Mặc dầu bị dư luận, hai người vẫn tiếp tục,
Dân chúng bất bình về chuyện này…
Ở Hà Nội, tức ngoài phạm vi thế lực của Diệp Văn Cương, những người
Trung Kỳ không thích việc ông Cương – một người Nam Kỳ ra Huế- rồi
lũng đoạn triều đình, nên có làm bài ca dao dưới đây để mô tả vụ “xì căng
đan” nóng bỏng tại triều đình Huế như sau:
Cao các mà lấy hồng hoàng,
Các chức trong làng bắt vạ một trâu.
Em rể mà lấy chị dâu;
Chị dâu lắc đầu: Mặc ý dượng nó?
Cao các, tên một loài chim tầm thường như diều, quạ, chuyên đậu trên
các cành cây cao ở đình miếu. Còn hồng hoàng, vua của các loài chim. Đem
sự so sánh này thỉnh ý các vị cao niên, tôi nhận được lời giải thích gần
giống nhau. Đại cương như vầy: “hồng hoàng, theo tôi hiểu là chim phụng
hoàng, một loài linh điểu”. Người Việt xưa còn tin rằng chỉ khi nào đất
nước thái bình thịnh trị mới có chim phụng hoàng xuất hiện. Ngược lại, khi
thấy chim phụng hoàng xuất hiện, thì đó là điểm báo có thánh nhân xuất
hiện. Chim trống là phụng, chim mái là hoàng. Cái lầu cao trên cửa ngọ
môn ở kinh thành Huế, có hình 5 con chim phụng: 4 con ở 4 góc mái nhà, 1