Nguyễn Trọng Hợp muốn truất phế Thành Thái hầu đưa Hàm Nghi trở lại
ngôi vua.
Vẫn theo tài liệu của Le courrier d’Haiphong, thì Diệp Văn Cương có
nguồn gốc một người Tàu lai, nghèo khổ. Thân phụ ông là người đảo Hải
Nam, di cư qua Nam Kỳ sau cuộc loạn Lê Văn Khôi. thuở hàn vi, Cương là
đứa trẻ chăn trâu, ở đợ. Đối với giai cấp quan lại và hoàng lộc, thành phần
đó là cặn bã của xã hội, thuộc giai cấp cùng đinh.
Diệp Văn Cương là người sinh tại An Nhân, Gò Vấp, tỉnh Gia Định.
Chiếm Nam Kỳ xong, người Pháp ra lịnh cưỡng bách một số con em các
nhà giàu phải đi học chữ Pháp, để tạo một lớp người trung gian trong ngạch
cai trị. “Bị bắt đi học” là một tâm trạng hết sức lo lắng của các gia đình
giàu. Họ sợ con cái sẽ đổi đi xa, hoặc phải đưa đi Pháp phục vụ. Mối lo sợ
thứ hai là họ sợ triều đình sẽ trả thù nếu chiếm lại được Nam Kỳ. Hồi đó,
theo các cụ cao niên kể lại thì ai có con, em trong hạn tuổi đi học đều lo rầu,
tìm cách làm tròng làm tréo thế nào cho con, em họ khỏi phải đi học, dù tốn
kém tiền bạc tới đâu họ cũng chịu. Các nhà giàu ấy mướn những đứa ở đợ,
chăn trâu, tôi tớ để đi học và chịu tất cả sở phí cho đứa trẻ ấy. Ngoài ra, họ
còn phải chu cấp tiền bạc, ruộng, vườn để cha mẹ đứa trẻ đi học đó có
phương tiện sinh sống. Hậu quả của những trường hợp này, nhiều đứa trẻ
con nhà nghèo khổ, nhưng thông minh và chăm học, chỉ sau năm ba năm
trở thành thầy thông, thầy ký, gặp dịp may họ trở nên những ông Huyện,
ông Phủ”.
Ông Vương Hồng Sển kể lại trường hợp: “đứa trẻ đi học dùm cho gia
đình giàu, trở thành chủ quận, còn đứa con nhà giàu mướn đứa trẻ đi học,
thì trở thành người bán cơm ở cầu tầu Sóc Trăng!”. Ông Diệp Văn Cương ở
trong trường hợp đó.
Sau khi học xong tại trường Giám mục d’Adran, Cương được Pháp cấp
học bổng để du học bên Algérie, cùng một lượt với Nguyễn Trọng Quản.
Khi ông Trương Vĩnh Ký xin từ chức thông ngôn ở viện Cơ mật, kiêm thầy
dạy các vua, mà thực chất là dò xét thái độ các quan tại triều đình, Rheinart
bèn chọn Diệp Văn Cương lên thay. Giấc mơ của đứa trẻ chăn trâu nghèo