là Nguyễn Duy Hinh (1874-1945). Theo tài liệu do phủ Toàn quyền Đông
Dương ở Hà Nội ấn hành năm 1943, do Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu cho
mượn thì: “Ông Nguyễn Duy Hinh sinh năm 1874 tại làng Đại Điền, Mỏ
Cày, Bến Tre. Lúc trẻ làm Biện lại (1893), rồi Phó thôn (1894), Hương thơ
(1895), Hương Văn (1896-97), Biện tống (1898), Xã trưởng (1901-1902),
Hương chánh (1903), Hương sư (1904), Bang biện (1904-1913), Cai tống
(1913 – 1916). Ông được thăng Huyện hàm năm 1923, rồi Phủ hàm 1930
và Đốc phủ sứ năm 1939. Ngoài một số huy chương được Pháp ban tặng,
ông Phủ Kiểng có một Bắc Đẩu Bội tinh. Năm 1942, ông Phủ Kiểng là
người rất trung thành với chính phủ Pháp, được qua Pháp du lịch một lần.
Nguồn gốc giàu có của ông Phủ Kiểng theo lời thuật của thân mẫu nhà
văn Xuân Vũ như sau:
Thuở hàn vi, cậu Nguyễn Duy Hinh sinh trong một gia đình nghèo. Cha
mẹ cậu làm lụng đầu tắt mặt tối nhưng không đủ ăn. Hàng ngày, cậu Hinh
phải phụ cha mẹ trong việc ruộng rẫy. Ngoài ra, cậu còn làm mướn cho cho
các gia đình khá giả để kiếm thêm tiền giúp đỡ cha mẹ. Hồi trước, khi cho
con đi ở đợ (làm mướn), cha mẹ được lãnh tiền trước. Khi tới tuổi lấy vợ,
cha mẹ cậu Hinh cất một nhà nhỏ cho vợ chồng ở riêng. Cũng như nhiều
lực điền khác, ngoài công việc làm ruộng, cha cậu Hinh còn đặt lò, đặt
trùm, cắm câu để kiếm ăn. Một hôm, cha cậu đặt lò (dụng cụ bắt cá) ở Cái
Răng, có bắt được một con rắn hổ. Trong lúc lui cui bắt con rắn ra khỏi lờ,
không may, cha cậu bị con rắn hổ mổ chết. Nhà nghèo quá, không có hòm
để tẩm liệm, nên người lối xóm tới phụ bó chiếu đem chôn. Đám ma chỉ có
mấy người đưa đến huyệt. Đi được nửa đường, cái thây ma bó chiếu bị đứt
dây rớt xuống ruộng. Thấy vậy, họ đào luôn cái huyệt rồi chôn tại đó. Đây
là một điều ngoại lệ từ xưa tới nay rất kiêng cữ, nhứt là các gia đình khá
giả, không bao giờ làm như vậy. Đào huyệt xong phải chôn, chớ không
được bỏ trống để đào cái khác. Nhưng gia đình quá nghèo, không cần kiêng
cử cho mất công. Không ngờ, đêm ấy trời mưa giông dữ dội. Sáng ra, người
ta thấy chỗ cái mả mới chôn, đùn lên một gò mối lớn như cái núm mộ. Về
sau theo một ông thầy địa lý Tàu, đây là ngôi mộ thiên táng, dành cho