NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 61

lại, kể cho chúng tôi nghe. Không rõ bên Chín Chỉnh giận gia đình ông Cả
Đẩu ra sao mà đặt câu hát ru em để trẻ con lòng làng phổ biến:

Cua kình càng bò ngang bờ mẫu,
Nghe tiếng đồn Cả Đẩu đ. trâu!
Tức mình, phía làng Tân Hào, ông Cả Đẩu đâu có chịu thua, liền phản

pháo bằng hai câu khác, độc địa hơn:

Cua kình càng bò ngang cái tĩnh,
Thiên hạ đồn Chín Chỉnh đậu du!
Hai tiếng sau cùng, nếu nói lái có nghĩa Chín Chỉnh thông dâm với con

dâu. Theo tài liệu của ông Bảo Lộc trong “Nội san Bến Tre tháng 3-1993”,
hai câu này có sửa đôi chút:

Cua kình càng bò ngang cái tĩnh,
Nghe tiếng họ đồn Chín Chỉnh… đội lu!
Cũng theo tài liệu này “Chín Chính và Cả Đẩu sau đó đã lại thân gia (?)

khăn khít nhau”.

Hồi trước, nếu trong một làng có vài ba người đều giàu, họ thường khoe

của trong mỗi dịp cúng tế, đám cưới, đám hỏi và Tết. Đốt pháo trong ngày
Tết cũng là dịp để họ “chơi trội” với nhau. Người nào cũng muốn cho đối
phương hiểu rằng gia dình mình ngày Tết đất pháo nổ lớn nhứt, hay đất
pháo kéo dài từ giao thừa đến sáng ngày mùng Một mà chưa dứt tiếng pháo
nổ. Những dịp ấy chỉ làm giàu cho những tiệm tạp hoá của mấy chú Ba Tàu
mà thôi. Con gà ghét nhau vì tiếng gáy. Người giàu muốn được tiếng hơn
người khác xưa nay là chuyện thường ở thôn quê.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.