nhưng được sáp nhập vào tỉnh Gia Định do tình cảm và ý muốn của vua
Thiệu Trị. Khi ký hàng ước 1862, cắt phân nửa Nam Kỳ nhường cho Pháp,
trong đó có Gò Công, vua Tự Đức buồn rầu mất ăn mất ngủ mấy tháng liền.
Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi triều đình bất chấp mọi tốn kém, gửi
sứ giả (Phan Thanh Giản) qua Pháp điều đình xin chuộc lại. Năm năm sau,
Pháp xua quân chiếm 3 tỉnh miền Tây còn lại. Bất chấp mọi tư cách pháp
lý, Pháp tự ý chia Nam Kỳ thành những đơn vị hành chánh nhỏ (lúc đó gọi
là sở tham biện) để cho dễ kiểm soát.
Về sau, Pháp đổi “Sở tham biện” thành “hạt” rồi “tỉnh”. Ba tỉnh Tân An,
Gò Công, Mỹ Tho là do tỉnh Định Tường cũ tách ra. Ngay khi mới chiếm 3
tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Gò Công, nhờ vị trí hiểm yếu, nhiều sông rạch
chằng chịt, giao thông trắc trở, lại thêm rừng rậm hoang vu đã trở thành
những cứ điểm kháng chiến cho các lãnh tụ Trương Công Định, Thủ Khoa
Huân, tri huyện Đỗ Trình Thoại…
Với non 30 km bờ biển, nép mình trên biển Đông Hải, tỉnh Gò Công nằm
lọt trong lưu vực sông Vàm Cỏ, phía Bắc giáp tỉnh Chợ Lớn (huỷ bỏ sau
năm 1945) trù phú và tỉnh Tân An lặng lẽ, phía Nam dựa vào tỉnh Mỹ Tho.
Hai sông Cửa Tiểu, Cửa Đại (Tiền Giang) làm ranh giới thiên nhiên giữa
Gò Công với Bến Tre, tỉnh Gò Công chiếm một diện tích khiêm nhường
khoảng 600 km2. Hai sông Vàm Cỏ Đông (còn gọi là sông Bến Lức) và
Vàm Cỏ Tây (còn gọi là Tân An hay Vũng Gù) phát nguyên từ biên giới
Miên Việt, chạy qua Đồng Tháp Mười sình lầy, đun lát ngập phèn, nên dòng
nước trong xanh nhìn thấy dưới đáy. Tới vị trí Bần Quỳ (cây bần ngả có vị
thế như người đang quỳ gối) thuộc quận Cân Đước, tỉnh Vĩnh Long, thì cả
hai sông hợp lại chảy qua địa phận Gò Công, Vàm Láng, đổ ra cửa Soài
Rạp. “Soài Rạp”, sử cũ gọi “Lôi Lạp” là đất trước đây thuộc vương quốc
Phù Nam (thế kỷ thứ 1 đến thứ 6 sau Tây Lịch), rồi sáp nhập vào Thuỷ
Chân Lạp, tiền thân của Cao Miên ngày nay.
Tâm Bôn là đất Long An ngày nay. Chỗ hợp lưu hai sông: Bần Quỳ, còn
nhắc lại sự tích ông Mai Bá Hương làm chức Xà-sai-ty dưới thời các Chúa
Nguyễn ở Nam Hà, trên đường vận lương tiếp viện (1705), khi biết thuyền