Gò Công, nơi phát tích các dòng họ quý tộc
Viết bộ “Nam Kỳ lục tỉnh”, chúng tôi chỉ có một ước vọng nhỏ là mời
bạn đọc đi thăm các miền đất nước phương Nam, từ thời hoang sơ mới khai
phá, trải bao thăng trầm, những biến động chính trị, lịch sử dồn dập giữa thế
kỷ 20, cho tới thời hiện lại. ẩn tàng trên các lăng mộ, đền miễu, phảng phất
trên các gò đống, những giồng đất cao, ngàn cây nội cỏ như có bóng dáng
của tiền nhân đổ bao mồ hôi, sức lực, trải bao đau thương và khí phách, mới
tạo dựng được một miền Nam trù phú như ngày nay. Đi thăm lại quê hương
đất nước là để thấy công lao của tổ tiên đổ xương máu khai phá, giữ gìn
mảnh đất này để chúng ta yêu mến hơn, trân trọng hơn. Thay vì tiếp tục
phát huy truyền thống tốt đẹp đó người cộng sản tới đâu phá nát đất nước
tới đó, nghèo nàn, lạc hậu, thụt lùi…
Người xưa thường nói “Địa linh nhân kiệt” ám chỉ cuộc đất linh thiêng
phát sinh những bậc anh hùng hào kiệt, lương tướng danh thần, tạo nên
những sự nghiệp hiển hách. Gò Công hồi trước là noi phát xuất của những
đạo quân danh liếng lẫy lừng do anh em Võ Tánh, Võ Nhàn lãnh dạo. Gò
Công trong thế kỷ kế tiếp là nơi phái sinh các dòng họ Phạm, họ Nguyễn,
đều là ngoại thích các triều vua cận đại
Theo thuyết phong thuỷ, địa lý xưa, ông bà chúng ta rất quan tâm đến
cuộc đất an táng mồ mả của tổ tiên. Chính cuộc đất ấy là đã quyết định vận
mạng của dòng họ, cải đổi từ cuộc sống lam lũ trở lên hàng công hầu,
khanh tướng. Nếu ở miền Bắc có Bắc Ninh, Thiên Trường là nơi phát sinh
các vua nhà Lý (1010- 1225), nhà Trần (1225-1400), miền Trung có Tống
Sơn, Thanh Hoá là đất quý hương của các vua nhà Nguyễn, thì Gò Công ở
Nam Kỳ cũng là nơi khởi nghiệp các dòng quý tộc, ngoại thích các vua thời
cận đại.
Vào năm 1834, bắt chước cách tổ chức hành chánh của nhà Thanh, vua
Minh Mạng cho đổi tên “trấn” thành “tỉnh”, rồi lập thêm tỉnh mới An
Giang, như vậy Nam Kỳ lục tỉnh ra đời từ lúc đó Huyện Tân Hoá gồm phần
đất thuộc tỉnh Gò Công hiện nay, mặc dầu nằm sát nách Định Tường,