NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 65

Vua Tự Đức (1848-83) cho đắp “con đường sứ” nối từ Gia Định xuống

giồng Sơn Quy để liên lạc với quê ngoại. Người lớn tuổi ở đây thường nói
rằng “nghe ông bà kể lại hồi đắp con đường này, bắt dân chúng phục dịch
lao khổ để phá rừng, đào mương đáp lộ, bắc cầu trong hoàn cảnh đất đai
hoang vu đầy muỗi mòng, rắn rít, thú dữ và sơn lam chướng khí, nên bị
bịnh và chết rất nhiều”. Giữa thế kỷ 20, di tích “con đường sứ”, vẫn còn, là
con đường trải đá nối tỉnh lỵ Gò Công ra bến Bắc Mỹ Lợi để đi Cần Giuộc,
Chợ Lớn. Nhờ con đường sứ, nhiều công văn, tin tức liên lạc với quý tộc họ
Phạm, được liên tục. Ngày nay, “con đường sứ” đã trở thành liên tỉnh lộ 5,
nối Gò Công với Chợ Lớn, qua phà Mỹ Lợi.

Theo bản đồ hành chánh Nam Kỳ vào năm 1939, Gò Công có 5 tổng và

40 làng. Lúc đó, địa danh “quận” chưa xuất hiện. Nhiều tên tổng và làng
còn tồn tại tới ngày nay như Hoà Đồng hạ, Hoà Đồng trung, Hoà Đông
hạ… Tới những thập niên đầu thế kỷ 20, Gò Công hình thành các chợ ở đầu
mối giao thông đường thuỷ, có những cửa hàng buôn bán cố định thay vì
buôn gánh bán bưng và họp chợ phiên như trước kia ở Trung và Bắc. Chợ
tỉnh lỵ Gò Công, có từ năm 1897. Về mặt giáo dục, cùng năm đó, Pháp mở
trường tổng tại tỉnh lỵ và 4 tổng khác trong tỉnh, đặt tại các làng Tân Niên
Tăng, Tăng Hoà, Vĩnh Lợi và Đồng Sơn.

Đến năm 1939, Gò Công bắt đầu phát triển các chợ: Phố xá buôn bán

sầm uất. Hàng hoá trao đổi lưu thông dồi dào. Theo quyển “Cẩm nang thời
sự năm 1939”, Gò Công có các chợ sau:

- Chợ Giồng ông Huê (làng Vĩnh Lợi)
- Chợ Tổng Châu (Tân Niên Tây)

- Chợ Cửa Khâu (Tăng Hoà)
- Chợ Giồng Nâu (Hoà Nghị)
- Chợ Sáu Toàn (Bình Luông Đông)

- Chợ Giồng Trộm (Long Thạnh)
- Cho Mỹ Lợi (Bình Thạnh Đông)
- Chợ Câu Ngang (Thạnh Nhứt)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.