Chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn ông cựu giáo sư Trần Văn Mạnh đã tặng
quyển “Gò Công cảnh cũ người xưa” do tác giả Việt Cúc biên soạn rất quý.
Viết về Gò Công, chúng tôi tránh thói quen “lối mòn để đi”. Với chủ
trương tân kiếm phát kiến những điều mới lạ, chúng tôi tìm tòi, ghi chép
những chuyện xưa tích cũ mà chúng tôi có dịp nghe thấy, cũng những tài
liệu rời rạc trong sách báo cũ mới. Nhờ đó chúng tôi có khá đầy đủ về
“Trận bão năm Thìn (1904)”, chuyện Cậu Hai Miệng là những biến cố,
những đề lài thời sự hấp dẫn trên dưới một thế kỷ nay. Dĩ nhiên những tài
liệu ghi chép, hay “những quyển tự điển sống”, kể lại không có dịp được
kiểm chứng, phán đoán, đánh giá như một người viết sử. Chúng tôi chỉ làm
công việc của người kể chuyện mua vui cho độc giả mà thôi.
Cho tới những năm nửa đầu thế kỷ 20, Gò Công vẫn còn là một chỗ xa
xôi, biệt lập vì địa thế cách trở, mặc dầu nó chỉ cách Sài gòn, Chợ Lớn
chừng 50 Km đường chim bay.
Ở miền Nam, ngoài Thủ Đức là quê hương quý tộc họ Hồ (Bà Hồ Thị
Hoa, vợ vua Minh Mạng), thì Gò Công được các vua nhà Nguyễn đặc biệt
chiếu cố. Hoàng đế Bảo Đại là vị vua đầu tiên và duy nhứt vào Nam nhiều
lần, có đến thăm quê vợ Gò Công vào năm 1942. Ở đây nhiều dòng họ
dược phong tước hiệu và đất ruộng theo chính sách thời phong kiến: Cứ
mỗi lược (công, hầu, bá, tử…) đều kèm thêm một sở đất, ruộng, để ăn lộc
và con cháu thờ phượng. Trong một chỉ dụ trong Đại Nam Hội Điền có ghi:
“Nay trẫm theo chỉ xưa, nhớ người có công, nghĩ đến người có công lớn
thì phải báo đáp, vậy gia ơn ruộng đất cấp cho họ làm tự điền, để con cháu
đời đời giữ lấy cày cấy, tế lễ, chi dụng đèn nhang, làm cho sự ban thưởng
được kéo dài về đời sau, tỏ cái ý ưu đãi và thương xót công thần”.
Dưới chế độ nhà Nguyễn, ngoài “con đường sứ” nối từ Gia Định về Gò
Công, tất cả mọi sự giao thông khác trong vùng, phải vận chuyển bằng
đường thuỷ, Từ Gia Định về Gò Công, các ghe thuyền từ sông Vàm Cỏ rẽ
vào sông Tra, vào rạch Băng đến Bình Xuân trước khi tới tỉnh lỵ Gò Công.
Hồi đó các ghe chở gạo, ghe cá, ghe củi chạy buồm từ Gò Công qua vàm
Bao Ngược (vượt sông Vàm Cỏ) để qua Cần Giuộc về Chợ Lớn. Từ phía