- Chợ Vàm Láng (Kiểng Phước)
- Chợ Bến Vựa (Bình An)
- Chợ Bình Xuân (làng Bình Xuân)
- Chợ Dinh (làng Đồng Sơn).
Dưới thời Đệ nhất cộng hoà (1955-1963), tỉnh Gò Công sáp nhập vào
tỉnh Định Tường. Năm 1963, Gò Công tách riêng thành lập tỉnh cũ như
dưới thời Pháp thuộc, gồm 4 quận, đều bắt đầu bằng chữ “Hoà” như Hoà
Tân, Hoà Lạc, Hoà Đồng, Hoà Bình…
Hình ảnh, sinh hoạt Gò công hồi đầu thế kỷ 20:
Căn cứ theo gia phả của bà Từ Dụ Thái hậu (1810-1902) thì tổ tiên bà từ
Quảng Ngãi vào lập nghiệp tại Gò Công, thì vùng này hồi đó là sình lầu,
rừng bụi hoang vu, chạy thẳng ra tới mé biển… Những chỗ trũng, thấp, nằm
giữa các giồng đất được khai phá thành từng khoảng để làm ruộng, làm rẫy
theo kiểu “tầm ăn lá dâu”. Hồi trước chỗ nhiều đun, lát, bùn, lầy gọi là
“thảo điền”. Theo ông già bà cả kể lại rằng vùng này hồi trước nắng khô,
nứt nẻ, nhiều hố sâu. Đến khi mưa xuống, nước ngấm vào, đất mềm mới
cày bừa làm ruộng được. Mỗi lần cày ruộng, phải lùa trâu đực, móng chân
cao cho khỏi mắc lầy, nếu không nhiều con trâu bị lún xuống bùn đi không
nổi.
Đọc lại quyển “Địa bạ tỉnh Định Tường” viết từ thời Minh Mạng (1820-
40) do ông Nguyễn Đình Đầu dịch và in năm 1994, chúng tôi thấy phần lớn
đất đai ở Gò Công (giáp Định Tường) phần lớn do phụ nữ giữ quyền sở
hữu. Điều đó chứng tỏ hồi xưa vai trò người phụ nữ thực sự nắm quyền sở
hữu ruộng đất, quản trị kinh tế gia đình, là một nét đặc biệt trong vùng đất
mới, xa kinh đô.
Muốn hình dung lại khung cảnh, sinh hoạt của Gò Công vào đầu thế kỷ,
chúng tôi phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Rất may mắn,
chúng tôi nhiều lần được hầu chuyện cùng các vị cao niên hồi còn bên trại
tỵ nạn và ngay trên đất Mỹ thuộc lớp “cổ lai hy”, trong đó có những người
họ Phạm, họ Nguyễn thuộc hạng danh gia thế tộc tại Gò Công nhiều đời.