Mỹ Tho đi Gò Công thường phải theo sông Cửa Tiểu vô vàm Giồng, tới
rạch Vểnh Lợi, tiếp qua rạch Gò Công. Đường bộ nối Gò Công với các tỉnh
và Chợ Lớn mới thành hình từ thập niên 1930 đều phải qua bắc: Bắc Chợ
gạo nối Gò Công với Mỹ Tho, bắc Mỹ Lợi nối Gò Công với Cân Giuộc,
Chợ Lớn. Từ bắc Chợ Gạo, xe đò phải chạy tiếp tới Thanh Thuỷ, Thạnh
Nhựt, Gò Bầu trước khi vào tỉnh lỵ Gò Công… Vì nằm trệch thuỷ trình về
miền Tây và quốc lộ số 4, tỉnh lỵ Gò Công chưa bao giờ phát triển sung túc,
sầm uất như Mỹ Tho, Cần Thơ. Con đường quan trọng nhứt trong tỉnh lỵ
chạy từ Yên Luông Đông xuống chợ, phải qua một cây cầu bắc ngang con
rạch nhỏ, phía trên lăng mộ của Đại tướng Trương Công Định. Lâu ngày,
con rạch này cạn dần phải lấp đi, để mở rộng châu thành, và từ đó chỗ này
gọi là “đường kinh lấp”, nay là đường Phạm Đăng Hưng. Sách “Cảnh cũ
người xưa”, tác giả Việt Cúc là người cố cựu đất Gò Công kể lại:
“Như đường Sơn Quy vào chơ, phải qua cái cầu ngang, nằm phía dưới
nhà Bà Phước sau này gọi Cầu Phủ. Bên chợ đi qua bên vựa cây lá, củi rào,
đến đồn trân cũ, phải qua cái cầu ngang khác, nằm gần trường Nam Tiểu
Học bây giờ, gọi là Cầu Quan. xóm Ngã Tư, từ phía dưới lộ me lên chợ,
phải qua Cầu Huyện. Bình Công đi qua chợ, có cầu dọc ở phía trên gọi là
cầu Lông Chiên (sau gọi là Long Chánh). Bên chợ thì cạn, nhiều bùn lầy,
chạy từ cầu Long Chánh đến Cầu Phủ, gần cầu mới Tân Ban Nha. Những
thuyền, tam bản từ các nơi về đậu ở bên chợ dỡ hàng lên bán như. gạo, củi,
cây lá, tre, dừa chuối, khoai bắp, cùng súc vật gà heo… Thỉnh thoảng có
một ít ghe thuyền từ Cần Giuộc hoặc Định Tường đến mua gạo, gà heo…
chở đi bán các nơi khác…”. (Sách đã dẫn, trang 5)
Kinh Chợ Gạo, làm ranh giới cho hai tỉnh Gò Công, Mỹ Tho là đường
thuỷ chiến lược nối từ sông Cửa Tiểu qua sông Vàm Cỏ. Kinh này được đào
dưới thời Thống đốc Dupré, nên dược gọi “Canal Dupré”, rút ngắn thuỷ
trình chuyên chở lúa gạo từ miền Tây về Chợ Lớn để thay thế cho kinh Bảo
Định vừa hẹp vừa cạn. Kinh Chợ Gạo được đào ròng rã 2 tháng, vét một
triệu mét khối đất, đắp cao hai bên bờ để làm lộ xe đi lại. Ngày ăn lễ lạc
thành tổ chức hết sức trọng thể. Những nhà ở hai bên bờ kinh có treo cờ,