giăng đèn, kết hoa, làm cổng chào và dặt bàn hương án. Chính Đô đốc
Dupré, Thống đốc Nam Kỳ đến tham dự như một thách thức những sĩ phu
đang ngưỡng vọng triều đình, cho rằng Pháp sắp bỏ miền Nam. Khi chiếc
tầu sắt chở Dupré vừa đào kinh, hai bên có lính mã tà cỡi ngựa đi song
song. Lại có thả khinh khí cầu để khoa trương kỹ thuật Tây phương. Hai
năm sau, số lượng lúa gạo chở lên Sài gòn gia tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Vào
những năm cuối thế kỷ 19, hàng ngày có hàng trăm ghe chài qua kinh Chợ
Gạo. Dọc theo thuỷ trình về miền Tây trong phạm vi tỉnh Gò Công có nhiều
chỗ giáp nước, những vị trí thuận lợi được hình thành các chợ để ghe
thương hồ ghé mua bán, trao đổi hàng hoá như Chợ Gạo, chợ Mỹ Lợi, chợ
Trường Bình. Hồi năm 1949, tôi được thân phụ cho theo ghe chài chở lúa từ
Vũng Liêm về Chợ Lớn, tôi đếm được 24 cái chợ lớn nhỏ nằm trên thuỷ
trình ghe chúng tôi đi ngang qua! Vàm Bao Ngược, thường có sóng lớn vào
buổi chiều, thường gây mối ám ảnh cho các ghe thương hồ lục tỉnh. Câu hát
xưa còn nhắc:
Anh đi ghe lúa Gò Công,
Vô vàm Bao Ngược, bị giông (gió lớn) đứt buồm!
Vàm Bao Ngược là chỗ nhận chìm biết bao nhiêu ghe xuồng qua lại mỗi
khi chèo ra giữa sông bị sóng gió nổi lên thình lình. Chỗ khúc sông này tạo
ra nhiều thảm cảnh thương tâm cho những người sống trên sông nước:
Thuyền anh cao, nhưng sóng cả nhận chìm,
Em trông sông bao nhiêu khúc, nỗi niềm ruột đau.
Hò… ơi!
Vàm Bao Ngược là chỗ gặp gỡ của các dòng nước: Nước sông Vàm Cỏ
từ Tân An, Bến Lức đổ ra, kinh Chợ Gạo từ Mỹ Tho chảy xuống hợp với
sông Tra từ Gò Công, tạo ra một khúc sông sâu, rộng minh mông. Bên này
vàm Bao Ngược là bến phà (bắc) Mỹ Lợi đưa các xe đò, xe hàng và hành
khách qua sông để đi Cần Giuộc, Chợ Lớn. Vì khúc sông nguy hiểm, nên
mỗi lần sắp qua sông, bạn chèo ghe phải sửa soạn dầm, chèo, quai chèo,
buồm cho vững chắc. Vàm Bao Ngược cũng là khúc sông lịch sử. Sau khi
hạ đồn Kỳ Hoà (Chí Hoà), Pháp xua binh xuống đánh Mỹ Tho (lúc đó gọi