NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 70

là Định Tường). Các chiến thuyền theo cửa Sói rạp vô vàm Bao Ngược, rẽ
vào sông Tra đánh Gò Công. Nghĩa quân của ta mai phục sẵn, đắp những
mô đất cao tại dập Bà Thái, phía ngoài Bình Xuân chống trả mãnh liệt”.
Vượt vàm Bao Ngược đã tới cửa ngỏ “đất kinh kỳ”. Nửa thế kỷ trước, đi
ghe thường phải chèo hoặc chạy buồm nhờ sức gió, không có máy móc
nhiều như bây giờ, do đó bạn chèo rất mệt mỏi, trông cho mau tới chỗ để
được nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm và đợi con nước để tiếp tục lên đường.

Hồi trước, ghe thương hồ xuôi ngược lục tỉnh phải qua Chợ Đệm, nằm ở

phía dưới cầu Bình Điền ngày nay. Qua khỏi Bến Lức, men theo con nước
thuận, các ghe chèo luôn một mạch tới “ba Cụm”. Tại chỗ này là nơi giáp
nước: Sông Chợ Đệm chảy ra, sông Bến Lức chảy vào. Hai dòng nước gặp
nhau, là cái bến tạm để ghe xuồng đậu nghỉ, chờ con nước sau. Ba Cụm nổi
danh với “bối”, một thứ ăn cắp vặt trên sông. Theo kinh nghiệm, những
người chèo ghe theo nước lớn vô Ba Cụm, phải “canh” làm sao cho khi vừa
tới chỗ giáp nước, thì nước phía bên kia cũng “giựt ròng”, để chèo luôn cho
nhẹ. Các ghe buôn từ lục tỉnh, mỗi lần qua Chợ Đệm thường ghé lại mua
đệm may buồm, mua bao cà ròn, mua nóp để ngủ thay mùng.

“Ghe Cần Đước” một thời nổi tiếng cả Nam Kỳ, có mũi quệt cao, cản

nước, đi chậm, cặp mắt xách ngược như mắt Quan Công. Tương truyền ghe
Cần Đước do thợ người Minh Hương, con cháu đám di thần nhà Minh
Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn ở Vũng Gù, Cù Úc, Mỹ Tho đóng. Ghe chài
Cần Đước đi từ từ, đi tới đâu cũng nhìn thiên hạ như thách thức, du côn!
Khi việc chuyên chở đường sông còn thạnh hành, bạn chèo ghe chài Cần
Đước thường là dân tứ chiếng, giỏi võ nghệ. Một lần đoàn ghe chài Cần
Đước “đụng” với đám cướp ở Tân Châu để cứu giá đoàn ghe thương hồ lục
tỉnh, làm cho giới sống trên sông nước miền Nam còn nhớ mãi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.