NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 81

rồi gia nhân ôm bao cà ròn đầy nhóc giấy bạc xuống ghe, chèo đi. Từ đó,
ông chủ Thời, chủ Vận bớt hống hách với dân làng.

Bình thời, cậu Hai Miêng có tác phong của người bình dân, thân với tá

điền, lối xóm quen lạ. Gặp lúc đương đầu với ai, cậu rất hung dữ vì có võ
nghệ, dám chấp cả bọn du côn, đàng điếm chuyên ăn hiếp kẻ cô thế. Có lần
cậu Hai Miêng xuống điền ông La Bách (Labast) ở Sóc Trăng, trừng trị bọn
cặp rằng hà hiếp các nông dân tá điền, dân chúng địa phương còn nhắc tới
cậu như một cử chỉ biết ơn.

Tuy có học bên Tây, nhưng cậu Hai Miêng cũng có ít nhiều tác phong

của bọn du côn do ảnh hưởng của Thiên địa hội. Ông Cai tổng Lê Quang
Chiều, người Phong Điền, Cần Thơ, là thúc phụ của bác sĩ Lê Văn
Hoạch(?), có soạn quyển “Quốc âm Thi Hiệp Tuyển”, trong đó, có bài thơ
ca ngợi cậu Hai Miêng:

Số hệ ai làm hỡi cậu Miêng?
Ba mươi tám tuổi du huỳnh tuyền. (1857-1895)
Sao lờ Bến Nghé xiêu người ngó,
Khói toả Cầu Kho thăm vợ hiền.
Đúng bực phong lưu trời vội dứt
Những trang hào kiệt đất không kiêng.
Cho hay khuất bóng danh còn tạc,
Nhựt báo đòi nơi đã khắp truyền.

Huỳnh Công Miêng mất năm 1895, được an táng trong một ngôi mộ lớn

ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là Trần Đình Xu). Thơ Cậu Hai Miêng
là một trong những tập thơ có sức phổ biến rất mạnh ở Nam Kỳ. Thấy dân
chúng hâm mộ con người ngang tàng ấy, người Pháp tìm cách ngăn cấm,
nhưng không ngặt nghèo như các bài thơ khích động tinh thần yêu nước
khác.

Nhiều người lớn tuổi vẫn thuộc lòng từng đoạn khác nhau. Quyển “Thơ

Cậu Hai Miêng” do tác giả Văn Phước Nguyễn Bá Thời Sáng tác, nhà in
Tín Đức Thư xã ấn hành năm 1928, lưu truyền lai rai, mãi đến năm 1954
mới tuyệt bản. Hai vợ chồng Huỳnh Công Tấn chỉ có 3 người con: Một trai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.