NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 83

Mấy thiên tai lớn ở Gò Công

Những ai thuộc lớp tuổi trung niên trở lên, sinh trưởng ở miền Nam, chắc

chắn rằng trong đời cũng từng nghe ông già bà cả nhắc tới câu: “Năm Thìn
bão lụt”. Trận bão lụt kinh hồn, tàn phá hết hoa màu, nhà cửa, mùa màng tài
sản và cuốn đi vô số sinh mạng đến nỗi hễ nhắc tới năm Thìn, người dân có
ám ảnh “bão lụt nổi lên”. Hồi nhỏ, tôi và các bạn trong làng, tuy chưa hiểu
biết, nhưng cũng bị ám ảnh bởi mấy tiếng “năm Thìn bão lụt” như một điệp
khúc mà thỉnh thoảng chúng tôi thường nghe ông bà nhắc lại mỗi lần có
đám tiệc.

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) là trận bão lớn nhứt thế kỷ 20, gây kinh

hoàng cho tất cả các tỉnh Nam Kỳ, không riêng gì ở Gò Công. Từ Biên Hoà
cho đến Rạch Giá, Châu Đốc, nơi nào cũng bị tàn phá. Nước ngập mênh
mông, cuốn trôi biết bao con người, gia súc. Mấy mươi năm sau, nhiều câu
hát, câu vè, câu hò còn nhắc lại ảnh hưởng tàn phá của trận bão ấy. Chẳng
hạn mấy câu:

Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc^Nhắc lại sự tích đào kinh Vĩnh Tế,

ban đêm phải cắm mốc bằng sào phía trên có cây đuốc, để ở xa nhìn thấy
rõ.]

Ngọn gió nào độc cho bằng ngọn gió Gò Công

[5]

Một ngọn gió đưa lạc vợ xa chồng…
Trong quyển “Sài gòn năm xưa” trang 243, cụ Vương Hồng Sển có ghi

lại:

“Năm trước, tại Sa Đéc, tôi có hầu chuyện với một bực lão thành, ông

phủ Tân Hàm Ninh nay đã quá vãng. Ông từng ngồi chủ quận hạt Gò Công.
Ông nói:

- Trận bão năm Giáp Thìn xảy ra vào ngày 1 tháng 5 Dương lịch. Gió

thổi mạnh từ lúc 10 giờ sáng tới 10 giờ đêm, nước lụt người trôi, đất Gò
Công bỏ hoang vô số kể. Mặc tình ai đủ can đảm, chịu ra mặt đóng thuế, thì
làm chủ chính thức.

Tuy vậy, ông Phủ tiếp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.