NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 85

Tân Bình Điền, Tăng Hoà, và Tân Thành bị nước cuốn trôi gần hết. Gia súc,
mùa màng, người vật đều làm mồi cho cơn lũ càng lúc càng thịnh nộ. Mưa
lớn, sấm sét liên hồi. Một số ít người còn sống sót nhờ níu được những vật
nổi như cây chuối, thuyền chài, dế rác lớn, rồi leo lên cây nhịn đói, chịu
khát, hy vọng có ghe xuồng nào đi ngang qua vớt họ.

Về “Bão lụt năm Thìn”, tác giả vô danh, mà một vị cao niên có tân thuật

lại cho chúng tôi nghe:

Tiết tháng Ba gió lộng cuồng phong,
Đêm 16 (âm lịch) cây tan biển lở,
Vợ bồng con khóc ngược, khóc xuôi,
Chồng lạc vợ, hú kêu vang đất…
Suốt đêm rằm và 16 tháng Ba, gió mưa tầm tã. Nhiều người bị nước cuốn

trôi, cố bám víu giấy bất cứ vật gì nổi như đống rơm, ngọn cây để sống sót.
Những kẻ may mắn ấy vừa đói, vừa khát, kiệt sức… cuối cùng rồi chết
chìm theo dòng nước oan nghiệt. Ông Việt Cúc, tác giả “Gò Công, cảnh cũ
người xưa”, ghi lại lời tự thuật của một bà lão:

” Năm ấy tôi 14 tuổi (sinh năm 1890), sống trong một gia đình gồm 6

người: Bà nội, cha mẹ, tôi với 2 em, một đứa 6 tuổi và một đứa 8 tháng.
Cha tôi thấy gió lớn từng chập đập vào vách, giựt sập mái nhà, nên lấy bộ
ván ngựa tân cửa lại, ràng rịt rất kỹ, nhưng cũng bị luồng gió tộc bay hết
nửa mái nhà. Còn nửa mái nhà sập đè lên vựa lúa. Từ bốn phía có tiếng la
thất thanh:

- Nước tràn lên rồi! Trời ơi, chạy ngả nào?
Cha tôi chạy ra xem, rồi lật đật quay trở vào nhà. Trong chốc lát, nước ào

ào tràn đến, xô đẩy mái nhà day động, sóng nước vùng lên đến cột cái. Vựa
lúa của chúng tôi bị ngập đến đầu vựa. Cả nhà bỏ lên vựa lúa, nhờ mái nhà
lá sập và đậy úp lên đầu vựa, che sóng nước. Một chập có dề rều rác (giề
rác) từ xa trôi tới, tập lên mái nhà, thành cái bè rất to, can ngăn với sóng.
Tôi ngồi xem thấy đồ vật trôi nổi ngổn ngang, đến cả thú vật như trâu, heo,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.