- Đây là Xóm Lá, ở dưới chợ Tổng Châu. Nhà cửa trôi hết, chúng tôi trôi
dạt tập vào dặng cây này. Chiếc thuyền ấy bơi vào, vớt được 4 người. Anh
ngồi trên thuyền nói:
- Nhà tôi ở Rạch Bún. Chúng tôi đang lưới cá ngoài biển, thuyền trôi từ
chiều hôm qua cho tới đây, anh em chúng tôi vót được hai người ở Vàm
Láng và Bên Vựa.
Nhờ nghe ngóng lời đối đáp trên chiếc thuyền chài ở cách đó không xa,
và chỉ thấy bóng đen lờ mờ, chập chờn, nên mẹ chúng tôi biết rằng mình
còn ở về địa phận chợ Tổng Châu, cũng vững bụng. Ngồi yên đợi đến sáng.
Mực nước còn cao đến cỡ hai thước. Nơi nào cũng trắng xoá, rều rác còn
trôi lềnh bềnh. Khoáng nửa giờ sau, có nhiều chiếc thuyền đi cứu nạn. Họ
bơi vùn vụt, kêu gọi, tìm vớt những người bị nạn chở về chợ. Thuyền này
chèo đi, có thuyền khác vừa tới, rao khắp nơi, tìm vớt nạn nhân. Mọi người
đều đói lả người, lạnh run. Đến 10 giờ trưa ngày 16 (âm lịch), nước rút chỉ
còn 1 thước. Đàn ông thì cõng cha mẹ già, kẻ cõng con, dắt vợ lặn lội, xin
nước ngọt để uống và cơm vắt để ăn đỡ đói. Tại chợ Tổng Châu có ban cứu
tế nấu cơm gạo lức và chở nước ngọt về phát cho mọi người một vắt cơm,
một chén nước cho đỡ lòng. Những người già yếu đều ngất xỉu, phải nhờ
ban cứu tế săn sóc”.
Bài thơ “Năm Thìn bão lụt” có những câu:
Sáng ngày quên tuổi quên tên,
Nhà cửa trôi hết đưa lên Bồ Đề (?)
Lội lên nước mắt dầm dề,
Ở truồng, ở lỗ, ê chề rán đi!
Ông Cả (Cả Binh) làm phước ân thi,
Gạo lức, nước mắm ăn đi đỡ lòng!
Ăn cơm nước mắt ròng ròng,
Đói thì ăn vậy, trong lòng xót xa.
Vì kẻ mất mẹ còn cha,
Người thì mất vợ, kẻ thì mất con…