NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 89

ngàn thước, rồi mắc cạn. Trên một ngọn cây cao, có tử thi một người đàn
ông, mặc đồ “Quan Công” đeo râu, đội mão nằm vắt ngang như treo võng.
Hỏi ra mới biết đó là kép hát, đóng vai “Quan Vân Trường” đang hát trên
sân khấu trong đình, đột ngột nước dâng cao, cả rạp túa ra, chạy tán loạn.
Nhiều người bị nước cuốn trôi, chết mất xác. Riêng xác “Quan Công” được
dân chúng đem xuống, rồi chôn tại chỗ. Cái mả ấy về sau dân chúng gọi là
“mả Quan Công”.

Trận bão năm Thìn gây tác hại quá khủng khiếp. Mấy thế hệ sau, ông bà

ta vẫn còn bị ám ảnh. Nhiều câu hát ru em ở miền Nam nhắc lại thiên tai đó
với sự ngậm ngùi:

Năm Thìn, trời bão thình lình,
Kẻ trôi, người nổi, hai đứa mình còn đây.
Sau trận bão lụt, gia đình nào cũng ly tán: Có gia đình chết tất cả nhưng

cũng có gia đình mất mát vài người, hoặc vợ chồng thất lạc, nhiều năm sau
mới gặp lại:

Gặp anh đây mới biết anh còn,
Hồi năm Thìn bão lụt, em khóc mòn con ngươi!
Trận bão năm Giáp Thìn riêng lại Gò Công, số người chết ước lượng đến

phân nửa dân số hồi đó, tức khoảng 5.000 người. Hàng năm, đến ngày 16
tháng Ba âm lịch, dân chúng Gò Công, Mỹ Tho, Tân An đều nhớ đến ngày
đại nạn của người thân và đồng bào. Khắp nơi trong các tỉnh đều có quyên
góp tiền bạc để làm giỗ, cúng vong hồn các nạn nhân chết oan, gọi là “giỗ
hội”:

Tháng Ba mùng sáu lai niên,
Cũng trùng một bữa, đậu tiền cúng chung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.