Tháng năm “chết nhộn”
Mấy tiếng ấy để chỉ một biến cố lớn, một thiên tai xảy ra sau trận bão
năm Thìn: Đó là trận dịch tả giết chết hàng loạt đồng bào vì ăn ở không
theo đúng phép vệ sinh. Kinh nghiệm khoa học cho biết sau khi bão lụt, nếu
chúng la không đề phòng bịnh dịch tả (thổ tả, thương hàn)… do xác thú vật
sình thúi, thây người chết chôn vội vàng, nước trong các ao hồ nhiễm độc,
sinh bịnh. Hồi đầu thế kỷ này, do trình độ hiểu biết còn thấp, ông bà ta cho
rằng “bịnh là do tà ma hành”. Khi lâm bịnh, thay vì tìm thầy chẩn mạch, tán
phương thuốc chữa đúng bịnh, lại nhờ đồng bóng, các thầy pháp… trừ tà!
Vì lẽ đó, mỗi khi có bịnh dịch hoành hành, thường gây chết người hàng loạt
mà hồi đó gọi là “chết nhộn”.
Tháng Ba bão lụt vừa qua, tới tháng 5 bịnh dịch tả khởi phát. Theo người
biết chuyện kể lại rằng khi quá đói, đồng bào còn sống sót đi bòn đãi lúa
gạo rơi rớt trong vũng bùn có xác chết sình thúi. Nước dư còn đọng lại
trong vũng, mương, rãnh… rồi nhập với nước trời vừa mưa xuống, tạo
thành môi trường độc hại. Đồng bào vô tình cứ múc nước ấy nấu ăn, uống,
tắm giặt… Hơn nữa, trên mặt đất vừa mới khô, bẩn thỉu rều rác mục rữa,
ruồi muỗi bay đen, rồi gặp sức nóng, mùi xú uế bốn lên nồng nặc. Mọi
người ăn ở trong điều kiện thiếu vệ sinh như vậy, nên làm mồi cho bịnh
dịch hoành hành. Khi bịnh phát hiện thì sự cứu chữa quá muộn.
Thời gian gần 5 tháng, hai thiên tai đã giết hại gần 3/4 dân số Gò Công.
Có gia đình chỉ rạng 10 ngày có đến 3 người chết vì bịnh dịch. Mới khiêng
người này ra đồng chôn xong, về nhà lối xóm lại mượn khiêng người khác
đi chôn nữa. Đầu xóm nghe có tiếng đóng hòm quách “cành, cành” cuối
xóm lại có tiếng “cạch cạch” đóng hòm? Cảnh tượng thật hãi hùng. Mọi
người không dám ra khỏi nhà. Nhà nào cũng đóng cửa lại. Ai cũng ăn cơm
với muối xả ớt, muối tiêu. Đàn ông, trai tráng mượn rượu làm nữ. Hễ nghe
có tiếng trống, liếng mõ hồi một báo nguy, họ cấp lốc tới cứu trợ.
Thơ “Bão Lụt Năm Thìn, nhắc tới “chết nhộn” như sau: