Giặc “cào cào” (1905)
Qua năm sau, Ất Tỵ, Gò Công hứng chịu thêm một thiên tai khác: Giặc
cào cào, châu chấu phá hoại mùa màng, rau cải, cây xanh đều trụi lủi.
Không biết từ đâu tới, những bầy cào cào hàng triệu con, như những đám
mây, che kín cả một góc trời. Mỗi lần chúng đáp xuống một mái nhà, một
lùm cây, chỉ một lát sau, mái nhà ấy chỉ còn đòn tay, rui mè, và lùm cây chỉ
còn thân và nhánh trơ trụi như bộ xương. Tất cả lá cây bị cào cào ăn hết chỉ
trong khoảng khắc. Nhiều dám ruộng lúa chín vàng sắp gặt. Bỗng đâu bầy
cào cào đáp xuống: Cả đám ruộng chỉ còn trơ gốc rạ. Chủ đám ruộng chỉ
nhìn cảnh tàn phá phá ấy mà khóc ròng. Giặc cào cào châu chấu phá hoại
mùa màng và cây xanh thuộc Gò Công trong nửa tháng. Nhà cầm quyền
phát cho dân dầu hôi, vôi bột để bài trừ, nhưng chỉ làm chúng thiệt hại một
phần nửa. Sau đó, cào cào bay về phía biển Đông mất dạng.
Trong quyển “Gò Công Phong Vịnh” của tác giả Võ Thành Ký viết năm
1911, mô tả giặc cào cào như sau:
Cuộc đời xem lãng nhách,
Kẻ dưới trần lạch bạch gian hung.
Năm Giáp Thìn (1904), hồng thuỷ phát trung trung,
Người thất lạc hay còn hoài sự nghiệp?
Sang Ất Tỵ, cào cào sanh điệp điệp
Kẻ nông tang hết tưởng điền trù.
Hoạ chi mà hoạ phát tu du?
Ta đâu có tái danh bất cập?
Gò Công thật “điền phi vạn tập”
Mạ đương xanh, lúa đương nở,
Cắn một hồi bông trái xác xơ,
Khổng tước nên địa quản thiên cơ,
Cây đương trổ, lá đương đơm,
Ăn một lát ngọn ngành trụi lủi…