Gò Công: Đất khởi nghiệp các dòng học quý tộc
Khắp các tỉnh Nam Kỳ, Gò Công tuy là một hạt nhỏ nhưng là đất quý
hương bên ngoại của nhà Nguyễn, là nơi phát tích nhiều dòng quý tộc hơn
cả. Họ Phạm, họ Nguyễn đều được phong tước công, hầu, bá… vì là tổ phụ
của bà Từ Dụ Phạm Thị Hàng và nhạc phụ của cựu Hoàng Bảo Đại.
Truy tầm gia phả của bà Từ Dụ, chúng tôi được biết “viễn tổ” dòng họ
Phạm là Phạm Đăng Dinh, gốc thứ dân, quê quán tại Quảng Ngãi. Vào cuối
thế kỷ 17, ông Dinh cùng gia quyến theo đoàn người Nam tiến, vào lập
nghiệp tại vùng đất mà sau đó gọi là huyện Tân Hoà. Khó hình dung được
những khó khăn của lớp người tiền phong, di dân lập nghiệp. Họ đổ mồ hôi
để phá rừng, khẩn hoang, lập làng xóm trong khi phải tự cấp tự túc lương
thực… Chỉ đọc được một vài dòng trên sách báo cũ “sơ khởi, tổ tiên chúng
ta di dân vào phía Nam, phải đương đầu với rừng rậm, muỗi mòng, rắn rít
và các loại mãnh thú nguy hiểm”. Ở miền Nam, có nhiều truyền thuyết, giai
thoại về những người can đảm giết cọp, đánh nhau với cọp, thuần hoá
những con cọp hung dữ, rồi cởi nó như cõi ngựa di ăn giỗ (ông Thống Sô ở
Cần Đước). Bên cạnh những thử thách của thiên nhiên, người lưu dân gặp
những điều kiện thuận lợi: Đất rộng người thưa, mặc tình khai phá tuỳ sức
lực. Dưới sông cá tôm nhung nhúc, ăn không hết. Nhờ cha là Phạm Đăng
Tiên có chút chữ nghĩa, hồi ở Quảng Ngãi làm chức huấn đạo (tương đương
với thầy giáo làng), nên khi tới vùng đất mới, với vốn liếng chữ Nho do cha
truyền lại, Phạm Đăng Dinh trở thành ông đồ nghèo vừa dạy học, vừa làm
ruộng rẫy… Buổi đầu, gia đình Phạm Đăng Dinh cất nhà ven bờ sông Tra
bây giờ. Truyền thuyết về sự phát tích dòng họ Phạm trở thành quý tộc, tôi
được nghe một vị cao niên kể lại từ hồi còn bên trại tỵ nạn Mã Lai như sau:
Cũng như bao gia đình khổ khác, buổi đầu gia đình họ Phạm cũng gặp
khó khăn trên vùng đất mới. Mỗi nhu cầu hàng ngày họ phải ra sức lự làm
để thoả mãn… Ông Phạm Đăng Dinh cất một cái chòi lá ven sông, làm
ruộng cùng lấy việc dạy năm ba học trò làm vui, không có lương cố định
như bây giờ. Bỗng đâu có nhiều đợt di thần nhà Minh được lịnh chúa
Nguyễn vào lập nghiệp ở vùng Cù Úc (Mỹ Tho, Tân Hiệp, Tây Lý Tây bây