trung hưng có Phạm Đăng Hưng. Về sau, Phạm Đăng Hưng có công giúp
Chúa Nguyễn, lập công trạng, và có con gái gả cho vua Thiệu Trị. Từ đó,
họ Phạm được liệt vào hạng quý tộc. Các vị tổ phụ, luỹ thứ bậc, được ban
tước như công, hầu, bá tử, nam… Đến đời vua Tự Đức (1848-1883) bà Từ
Dụ được gia phong làm Thái Hậu, là người có ảnh hưởng rất lớn trong mọi
quyết định của nhà vua trong việc trị nước. Bà Từ Dụ Phạm Thị Hàng sinh
năm 1810 tại Gò Rùa, về sau vua Tự Đức cho đổi tên Gò Sơn Quy. Làm vợ
vua Thiệu Trị trong 8 năm (1840-48), làm mẹ vua Tự Đức (1848-83), rồi
làm bà nội các vua Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Dục Đức, bà Từ Dụ còn sống qua
các triều vua Đồng Khánh, Thành Thái, sau cùng được truy phong Từ Dụ
Nghi Chương Hoàng hậu. Cũng vì Gò Công là quê mẹ của Tự Đức, nên
triều đình không muốn vùng đất này lọt vào tay người Pháp, trong khi cả
Nam Kỳ trở thành đất thuộc địa. Biết tâm lý đó, người Pháp cũng nhượng
bộ bằng cách ghi trong Hoà ước 1862 rằng sẽ “tôn trọng cuộc đất trong
phạm vi lăng mộ họ Phạm”.
Ông Nguyễn Liên Phong, soạn giả một quyển sách cổ “Từ Dụ Hoàng
Thái Hậu truyện”, in năm 1913, có ca tụng Gò Sơn Quy như sau:
Lệ thuỷ trình tường ngoại,
Quy khâu trúc phước cơ.
Nghĩa là:
Nước ngọt trổ điềm lành,
Gò Rùa vun đất phước.
(Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh, tr. 104)
Bà Từ Dụ đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao với Pháp.
Trước khi được tiến cung làm vợ của Thiệu Trị, cô Phạm Thị Hàng là người
quê quán tại Gò Rùa (sau đổi Gò Sơn Quy), là mẹ của Hồng Nhậm, sau này
lên ngôi vua, lấy hiệu Tự Đức.
Trong dân gian vẫn có một nguồn tin nghi ngờ rằng chính bà Phạm Thị
Hàng có thông dâm với Trương Đăng Quế, Binh bộ Thượng thư dưới triều
vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Dưới triều vua Thiệu Trị, Trương Đăng Quế