- Mộ Phạm Thị Du, mẹ của bà Từ Dụ (1767-1821) được phong Tân Nhứt
phẩm phu nhân “Đoàn Tư”…
Những mộ này đều có mái che (nhà bia).
Vua Thiệu Trị cũng có một bà phi khác là Đinh Thị Hạnh cùng quê quán
tại Gò Công, cô ruột của Phạm Thị Hàng. Chính bà Đinh Thị Hạnh giới
thiệu cháu gái của mình mà Phạm Thị Hàng mới được tiến cung. Bà Hạnh
ăn ở với vua Thiệu Trị, sanh một người con trai tức An Phong Công Hồng
Bảo (con trưởng). Theo lệ thường, Hồng Bảo con trưởng phải được nối
nghiệp làm vua, nhưng không rõ phụ chính đại thần Trương Đăng Quế có
dự mưu gì trong việc phế trưởng lập thứ, để đưa Hồng Nhậm lên nối ngôi,
lấy hiệu Tự Đức? Vì lẽ đó, Hồng Bảo bất mãn, có lần âm mưu với một số
người nước ngoài, định đảo chánh em, tự lập làm vua. Âm mưu thất bại,
Hồng Bảo bị bắt giam trong ngục, rồi buộc phải thắt cổ tự tử. Các con Hồng
Bảo phải lấy theo họ mẹ (họ Đinh). Khi vua Tự Đức ra lịnh xây lăng cho
mình, lúc đó gọi là Vạn Niên Cơ, bắt mấy ngàn dân phu lao dịch cực khổ
ngày đêm, dân chúng oán hận. thuở đó có câu ca dao:
Vạn Niên là Vạn Niên nào?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân?
Lợi dụng sự bất mãn của dân phu, ba anh em Đoàn Trưng, Đoàn Trực,
Đoàn Ái cùng một số người khác âm mưu tổ chức khởi nghĩa. Họ tôn một
người con Hồng Bảo là Đinh Đạo lên làm minh chủ. Nửa đêm, họ tổ chức
dân phu từ chỗ xây lăng Vạn Niên kéo về kinh thành, định giết vua Tự Đức.
Nhóm dân phu phẫn nộ này lúc kéo về kinh thành mang theo chày giã vôi
(xây lăng) làm võ khí, nên sau đó, lịch sử gọi cuộc khởi nghĩa thất bại ấy là
“Giặc chày vôi”. Chịu chung số phận với các lãnh tụ cuộc nổi dậy, Đinh
Đạo bị xử tử, riêng bà Đinh thị Hạnh bị giáng làm thứ dân, đuổi về quê, mất
tất cả phẩm tước của triều đình. Hiện nay tình trạng khu lăng mộ hoàng gia
họ Phạm tại Gò Công xuống dốc, tiêu điều. Một người có lòng hoài cổ,
viếng lăng, viết bài “Nỗi buồn lăng mộ” tả lại như sau: