được thăng tước Văn minh diện đại học sĩ, gia hàm Thái bảo, quản lý Bộ
binh kiêm Cơ mật viện (một trong tứ trụ của triều đình). Ông được cử làm
phụ chánh đại thần. Trong thời gian ấy, ông dan díu với bà Từ Dụ sanh
Hồng Nhậm (?) Tuy nhiên, nguồn tin ấy chỉ là nghi vấn. Tới nay chưa có ai
tìm được chứng cớ rõ ràng. Ngoài ra, ở quê ông Trương Đăng Quế cũng có
lời dị nghị trong thiên hạ cho rằng “Trương Đăng Quế đã đem con trai mình
đổi lấy con trai vua Thiệu Trị, lúc hai đứa trẻ mới sanh. Dư luận tin rằng
vua Tự Đức sau này chính là con trai của Trương Đăng Quế, ứng với lời
tiên tri, địa lý Tàu khi tin huyệt mả cho dòng họ Trương. “Đời đời công
hầu, nhứt Đại vương”. (Non nước xứ Quảng của Phạm T. Việt, tr. 87)
Mất ba tỉnh miền Đông rồi (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường), vua Tự
Đức lẫn bà Thái hậu Từ Dụ ủ dột mấy tháng liền, mất ăn, biếng ngủ. Thôi
thúc bởi cố hương, nhà vua cố làm vui lòng mẹ, không ngại tốn kém, cử
một phái đoàn do ông Phan Thanh Giản qua Pháp xin chuộc lại, nhưng thất
bại. Hiện nay tại Gò Rùa tức Gò Sơn Quy, nằm ở phía Bắc tỉnh lỵ Gò Công
chừng 2 km là phần mộ của tổ tiên họ Phạm, gọi là “Lăng hoàng gia”. Khi
ông Phạm Đăng Hưng, tước Đức Quốc Công tạ thế, vua Tự Đức ban cho
100 mẫu ruộng làm tự điền để con cháu lo việc cúng tế hàng năm. Quan sát
khu lăng mộ, du khách sẽ thấy:
- Lăng Bình Thành Bá Phạm Đăng Dinh (1717 – Quảng Ngãi 1811 Gò
Công), viễn tổ bên ngoại của vua Tự Đức, được phong làm Hàn Lâm Viện
học sĩ, Bình Thành Bá (tam phẩm).
- Lăng Phước An Hầu Phạm Đăng Long (1730-1796), con của Phạm
Đăng Dinh, Từ tiện đại phu, Lại bộ Thượng thư, Phước An hầu, rồi thăng
Trang nghị Công (nhị phẩm).
- Lăng Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, nằm ngay chính giữa (1765-
1825).
- Mộ của Phạm Thị Tăng, vợ của Phạm Đăng Long (1744-1814) được
phong “Tôn phu nhân Đoàn Kiệt”.