Kết quả có vẻ là
một thế hệ con trẻ
chứa cả kho tri thức
khổng lồ nhưng lại
có ít kỹ năng thực
tiễn – và tệ hơn, sở
hữu một khả năng
phán đoán kém do
thiếu kinh nghiệm.
cái chúng ta, những sinh viên biết làm việc nhà. Những thanh niên đã
dọn ra ở riêng và biết là áo sơ mi khi đến buổi phỏng vấn xin việc.
Những người biết phần ghi giá nằm ở đâu trên nhãn dán của túi thịt bò
xay, hay những người biết thế nào mới là dưa hấu ngon. Và những người
có thể ghé qua nhà bố mẹ, khi bố mẹ già yếu và làm mọi việc thay họ.
Tôi đang nói về việc những đứa trẻ muốn cùng làm việc nhà, muốn
biết làm việc nhà, có thể làm và hăng hái làm việc nhà – và có lẽ, chúng
còn vừa làm vừa suy nghĩ về nó – lúc ấy sẽ là một cảm giác tuyệt vời,
không dễ gì có được, đó là cảm giác: “Mình có thể làm được”.
Bạn biết đấy. Niềm tự hào. Đó là lý do tại sao tôi gửi tới bạn Quy tắc
Bà mẹ khắc nghiệt số 7: Dạy con kỹ năng sống. Còn có thể là ai
ngoài bạn? Có quá nhiều người trẻ – cô bé trong đội cổ vũ kia chỉ là
một ví dụ – sắp bước ra thế giới biết cách làm tất cả những thứ cao siêu,
nhưng không phải lúc nào cũng có những kỹ năng hữu ích làm chỗ dựa,
và quan trọng hơn, chúng thiếu niềm tự hào vào bản thân – thứ đi kèm
với những kỹ năng đó.
Kỹ năng ư? Việc nhà ư? Nhưng Tại sao?!
Tôi chợt có suy nghĩ là mình đang phí công vô ích. Có lẽ tôi đã sai vì
chẳng đứa trẻ nào cần phải học cách rửa xe, giặt đồ, cọ rửa nhà tắm, làm
vườn, hoặc thậm chí nấu ăn – chỉ cần có đủ tiền, người ta sẽ làm hết
những việc này cho chúng. Chẳng phải chúng nên dành thời gian để học
hành và chơi thể thao và cố vào đại học. Sau đó tập trung vào những
việc hữu ích khác như phát minh ra chiếc máy tính thế hệ mới, chữa
bệnh ung thư, đặt ra sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa hay tìm hiểu tại
sao tôi không bao giờ mặc vừa quần jeans (chỉ là ý tưởng của tôi thôi)?
Có lẽ tôi không thấy thoải mái khi
những cô cậu thanh thiếu niên như cô bé
kia tỏ ra lóng ngóng trước những công
việc rất sơ đẳng, mà chỉ bởi lý do không
thể làm được. Đó là vì người ta luôn làm
mọi việc thay chúng. Cô bé ấy (và tôi
không chỉ dùng từ “cô bé” để chỉ cô bé
mặc quần soóc ngắn ngủn kia, mà là chỉ
rất nhiều đứa trẻ ngày nay) được bao bọc
từ lúc mới sinh ra. Chúng ta bắt đầu bằng
việc dắt con qua đường khi con còn quá
nhỏ, không thể tự đi một mình, nhưng chúng ta lại bỏ qua việc dạy cho
110