NHỮNG QUY TẮC MẸ NGHIÊM KHẮC DẠY CON TỰ LẬP - Trang 115

không cho lại gần kệ đựng dao, hoặc chỉ là một đứa trẻ học mẫu giáo
quá yếu ớt và hoàn toàn không thể lái xe đạp nếu không được hộ tống.
Không những việc chúng ta luôn nhìn nhận con như những đứa trẻ vô
dụng và luôn gặp nguy hiểm trở thành lẽ phải được thừa nhận (hoặc trở
thành cách nuôi dạy con thông thái), nếu bạn có xu hướng nhìn nhận
con trẻ theo bất kỳ cách nào khác (như coi con cái là những con người
nhỏ bé đang phát triển về khả năng và trí tuệ lẫn sự tự tin, hay thấy con
là những cá nhân độc lập có khả năng làm được những công việc nào
đó, và khả năng ấy được ước lượng dựa trên sở thích cũng như tính cách
của chúng), bạn có thể bị xem là đồ điên, những kẻ lơ là vấn đề an toàn
của con cái – Những bậc cha mẹ tồi.

Nhưng khi chúng ta lo lắng cho con, cũng là khi chúng ta ngăn con

cái phát triển khả năng và những kỹ năng sống bằng chính sức lực của
chúng. Điều này cũng giống như việc chúng ta đang chờ đợi con cái thể
hiện khả năng của mình để chúng ta cảm thấy tự tin khi nói: “Nào, giờ
con đã đủ lớn để…(Bạn hãy tự điền vào chỗ trống nhé).” Nhưng nếu
chúng ta không cho chúng cơ hội được làm, hoặc dạy chúng cách làm,
chúng ta có thể phải chờ đợi rất lâu mới có được cảm giác ấy. Tôi biết
một cô bé sống bên kia đường của điểm dừng xe buýt, ngay biển báo
dừng lại. Có rất nhiều ô tô di chuyển bên phải tấm biển báo, nhưng việc
sang đường cũng không phải là quá khó. Cô bé đứng đấy – trong khi bố
mẹ cô bé quan sát từ cửa ra vào – lưỡng lự rất lâu trước khi rụt rè đặt
một chân xuống đường. Cô bé ấy đã mười tuổi.

Năm ngoái tôi đã phải thận trọng dạy cậu con trai học lớp ba của

mình cách đi sát vào lề đường khi nó đi bộ trên một khúc ngoặt dài cỡ
nửa tòa nhà từ nhà tôi tới điểm dừng xe buýt. Con trai tôi có thể tự đi
được, dù ngày nào tôi cũng phải nhắc nó đi đứng cẩn thận, nhưng đến
tận bây giờ, khi tôi để nó tự đi, thì tôi vẫn bị người ta nhìn bằng ánh mắt
dị nghị, và nhiều lần bị người tài xế xe buýt hỏi rằng: liệu tôi có chắc là
tôi không muốn có điểm bắt xe buýt nào khác nằm ngay trước cửa nhà
mình không (khi thấy rõ rằng tôi sẽ không tự mình lê bước tới điểm
dừng xe buýt).

Trong khi đó, có những đứa trẻ học cấp hai vẫn được bố mẹ hộ tống

đến điểm bắt xe buýt thì lại chẳng bị ai ném cho cái nhìn khó chịu.

Tôi tin chắc, những cô cậu học sinh cấp hai ấy có thể làm đủ thứ việc

mà tôi không thể làm được hồi tôi bằng tuổi chúng, chẳng hạn tạo ra
một trang web hoặc cài đặt lại chương trình cho đầu thu kỹ thuật số (và
lý do không phải là vào cái thời của tôi không có website hay đầu thu kỹ
thuật số). Nhưng tôi cũng cá rằng, từ khi bọn trẻ có điện thoại di động
và những ông bố bà mẹ trở nên cổ lỗ sĩ, chúng chẳng còn biết gì về

114

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.