những chuyện kiểu như bạn phải ngồi trên bức tường chắn bằng gạch
ngoài cổng trường một mình, tự hỏi tại sao đã muộn mười lăm phút rồi
mà mẹ vẫn chưa tới đón, và vì trường đã đóng cổng nên bạn không thể
tới trạm điện thoại công cộng trong trường để gọi về nhà, và thậm chí có
khi bạn còn chẳng có nổi một xu để gọi về. Nói vậy không có nghĩa là
hồi đó mẹ tôi đã không xuất hiện – thỉnh thoảng có thể bà đãng trí hoặc
bị tắc đường, nhưng bà không hề vô trách nhiệm. Bà chỉ thỉnh thoảng
mới tới muộn, và những lúc như thế, tôi sẽ đứng chờ. Trẻ con ngày xưa
đã hành động kiểu đó – đứng chờ mỏi gối. Và không bị ai giám sát.
Ngày nay, chẳng đời nào có chuyện bọn trẻ không bị giám sát, và
chắc chắn cũng chẳng bao giờ có chuyện bọn trẻ lại phải đứng chờ mỏi
gối. Điều này khiến chúng chẳng có lúc nào rảnh rỗi ra mình muốn
được tự do đi bộ về nhà một mình. Và điều này cũng khiến người mẹ
chẳng còn lý do gì để nhận ra rằng cô ấy không có cơ hội dạy con cách
đối phó với mọi tình huống.
Bạn có thể nhận thấy rằng việc đùm bọc con trẻ kết hợp với cuộc
cách mạng công nghệ (và cả những bậc cha mẹ ngập trong bộn bề công
việc và môi trường kinh tế đầy căng thẳng) đã tạo nên những đứa trẻ
không được cho cơ hội để làm nhiều điều. Nếu con bạn cũng được bố mẹ
cho chơi đùa, đi lại tự do như hầu hết chúng ta hồi nhỏ, hẳn rằng con
bạn đã tự tìm ra cách sang đường, hoặc đạp xe an toàn tới một cửa hàng
tiện lợi để mua một hộp sữa cho mẹ mình, lý do là bởi con bạn đã được
cho phép thử làm những điều đó.
Nếu bạn nghĩ tôi sẽ ngừng lải nhải về việc dạy trẻ kỹ năng sống tại
đây, thì hãy tiếp tục chịu đựng tôi đi: Chừng nào bọn trẻ còn được che
chở và nâng niu, chúng sẽ không cần phải làm mọi việc, đúng không?
Và vì vậy chúng cũng không bao giờ học được cách làm những việc đó.
Câu chuyện luẩn quẩn con gà và quả trứng này sẽ dẫn đến một con gà
công nghiệp, một đứa trẻ quá… gà trong việc sang đường hay đạp xe tới
cửa hàng hoặc chủ động gọi điện cho cô giáo dạy piano nói rằng nó đã
quên một đoạn nhạc cần thiết cho buổi biểu diễn độc tấu.
Vậy là chúng ta có lẽ bận rộn hơn, nhưng liệu có đúng chúng ta đang
sống trong môi trường nguy hiểm hơn trước đây hay không? Chính tính
đa cảm lan truyền khắp các ông bố bà mẹ, chưa kể đến những câu
chuyện trên các kênh tin tức và đám thư rác điện tử đã cảnh báo rằng
chúng ta đang bị đe dọa nhiều hơn. Nhưng những con số thống kê lại
bình tĩnh thông báo với chúng ta điều ngược lại rằng, sự thật là con
chúng ta ngày nay đang được sống trong môi trường an toàn hơn hẳn
quá khứ. Thế nhưng chúng ta vẫn sợ hãi. Chúng ta làm mọi cách ngăn
chặn nguy hiểm cho con trẻ: nâng niu chúng, tự lái xe chở con đến điểm
115