NHỮNG QUY TẮC MẸ NGHIÊM KHẮC DẠY CON TỰ LẬP - Trang 150

Bằng cách làm

con thất bại liên tục
mỗi ngày một chút,

bạn sẽ giúp bộ não
của con phát triển,

theo nghĩa đen.

còn quá cần sự giúp đỡ của người khác nữa, chúng ta đã lẫn lộn cái thói
quen tốt đẹp này – hoặc sự thành công này – với nỗi sợ thất bại.

Điều mà Winnicott đang nói là những thất bại nho nhỏ – những thời

điểm mà bạn giật mạnh cái thảm trải sàn dưới chân con bạn ra, mà chỉ
nhấc cái mép thảm lên một chút – những thất bại giúp con cái bạn buộc
phải lớn lên, phải sử dụng trí thông minh của mình, phải học hỏi. Đó là
khi bạn không làm việc gì đó cho con vào thời điểm thằng bé đang ở
bước chuyển giao bắt đầu có khả năng làm việc đó, thằng bé có thể tạo
nên và củng cố các kết nối thần kinh cần thiết để học cách tự làm một
mình. Mục đích của chuyện này không chỉ là thằng bé có thể làm được
cái nó đang học, mà còn là cái cảm giác quan trọng hơn vô cùng: cảm
giác nó có thể làm được: cảm giác mình có năng lực, có quyền tự trị và
có bất cứ thứ gì đó của một đứa trẻ tương đương với một cái ưỡn ngực
đầy tự hào. Bằng cách làm con thất bại liên tục mỗi ngày một chút, bạn
sẽ giúp bộ não của con phát triển, theo nghĩa đen.

Đây là cách nó tác động đến bộ não của

con bạn. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó cần
được người chăm sóc chính dành gần như
toàn bộ mối quan tâm cho nó. Winnicott
đã nói rằng trong giai đoạn sơ sinh, có
một sợi dây vô hình kết nối giữa trẻ sơ
sinh và mẹ; đó đơn giản là sự kết nối dinh
dưỡng giữa hai mẹ con. (Điều đó thật

đáng yêu làm sao!) Nhưng ông ấy cũng nói kỹ hơn về việc một “Bà mẹ
đủ tốt” khi thấy con đòi hỏi cái gì đó (đứa trẻ quấy khóc) phải bằng trực
giác nhận ra rằng lúc nào nên từ từ, thong thả chờ đợi đôi chút trước khi
đáp lại (nhu cầu ăn uống, tương tác, ôm ấp của nó). Không, đừng bỏ rơi
một đứa trẻ đang khóc không ngừng nghỉ trong cũi, hay khổ sở ngồi
trong cái bỉm bẩn thỉu, thay vào đó, bạn phải phân biệt được liệu đứa trẻ
có thể đối phó với việc chờ đợi chỉ một hoặc hai giây (và dần dần tăng
thời gian ấy lên) hay không, trước khi bế nó lên. Trong một phần tỉ giây
đó, khi đứa trẻ phải đương đầu và đối phó với sự khó chịu (hãy nhớ,
trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế, nó hiếm khi thành vấn đề lớn
được), nó đang học được rằng nó có khả năng. Chỉ với một phần tỉ giây
mỗi lần thôi, đứa trẻ cũng hiểu rằng những nhu cầu của nó sẽ được đáp

ng. Nó hiểu điều đó bởi vì ngay từ đầu mẹ đã ở bên nó với cặp vú đầy

sữa cùng vòng tay ấm áp và mùi thơm mê say (đối với đứa trẻ).

Trong một phần tỉ giây sẽ dần tăng lên từng chút một này, đứa trẻ

không bao giờ “quên” rằng mẹ luôn ở đây, và chắc chắn nó không bao
giờ hết hy vọng vào việc những nhu cầu của nó được đáp ứng; nhưng nó

149

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.