NHỮNG QUY TẮC MẸ NGHIÊM KHẮC DẠY CON TỰ LẬP - Trang 151

cũng học được rằng có vô số việc nó có thể làm để lấp đầy sự hụt hẫng
của mình trong khoảng thời gian chờ đợi đó.

Đứa trẻ học được rằng nó có trí thông minh và có những ranh giới

ngăn cách nó với người lớn – người sinh ra nó. Nó học được mình là ai.
Và hãy nhớ rằng, mặc dù Winnicott dành phần lớn thời gian và tâm sức
của mình để nghiên cứu cặp mẹ-và-con trong học thuyết này, theo cái
cách tôi nghĩ về nó, mối quan hệ này ngày càng bền chặt trong suốt
cuộc đời của một đứa trẻ – và tất nhiên đối với các ông bố cũng vậy.

Được rồi, hãy đánh thức chúng ta dậy và rời khỏi cái giường cũ kỹ

đầy bụi đó và nghĩ về những thất bại nho nhỏ có thể có ý nghĩa đối với
con cái chúng ta khi chúng lớn lên. Trong thực tế, những thất bại nho
nhỏ ấy là gì? Chúng ta không phải đang nói về việc để con bạn trong
chiếc xe ô tô bị khóa và chẳng bao giờ buồn đưa nó ra ngoài ánh nắng?
Những thất bại nho nhỏ, những thứ khiến nơ ron thần kinh của trẻ được
đốt cháy hoan hỉ là những việc rất đơn giản chúng ta vẫn làm, hoặc có
thể làm, nhưng chúng ta lùi lại phía sau và để con tự làm. Hãy nhớ lại
tiếng cảnh báo bực tức chói tai và ngắn ngủi của chúng ta khi đứa trẻ lại
gần xe ô tô: “Con đứng gần cái xe đó quá rồi đấy! Tránh xa cái xe đó
ra!” Đó cũng là một ví dụ minh họa đấy. Đừng che chở con bạn quá
nhiều. Hãy cho đứa trẻ một phút và xem chuyện gì sẽ xảy ra. Có lẽ nó có
thể tự mình hiểu ra (và quả là một mẹo hay, đúng không?)

Giả sử bạn đang cho đứa con mới sáu tháng tuổi nằm trong xe đẩy đi

dạo, và nó bắt đầu quấy khóc. Có lẽ, thay vì ngay lập tức vén mui xe đẩy
lên (hãy nghĩ gương mặt bạn mới nghiêm trọng làm sao, tất cả đều tập
trung vào con bé) để cố gắng xoa dịu, hoặc làm con bé phân tâm, tốt
hơn hết bạn nên tiếp tục bước đi, có thể hát một đoạn nhạc nào đó hoặc
bảo con bé bình tĩnh và hãy quan sát đi. Có lẽ con bé sẽ nhận ra rằng
ngắm nhìn thế giới xung quanh hay cảm nhận cơn gió nhẹ lướt qua mặt
nó khi bạn đẩy xe đi cũng đủ làm nó phân tâm và thấy thú vị mà thôi
không gào khóc nữa.

Giả sử bạn đến đón cậu con trai bốn tuổi của mình ở nhà trẻ hoặc

trường mẫu giáo, thằng bé đang chật vật nhét tác phẩm nghệ thuật ngày
hôm đó vào chiếc ba lô đang được treo trên móc ngay phía dưới bảng
tên của nó. Thằng bé hoàn toàn không nhận ra rằng việc này sẽ dễ dàng
hơn nếu, nó nhấc cái ba lô ra khỏi móc trước. Thay vì bước tới và làm
thay
con, bạn hãy cho con một phút để tự mình giải quyết vấn đề (chỉ
đừng để đến khi tâm trạng thằng bé sụp đổ hoàn toàn.)

Bây giờ hãy giả sử rằng cậu con trai sáu năm chín tháng tuổi của bạn

(như con trai tôi) đang gặp rắc rối với chuyện tập đi xe đạp. Bạn có vụng
về chạy theo sau thằng bé và giữ chắc phía sau yên xe của nó không?

150

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.