NHỮNG QUY TẮC MẸ NGHIÊM KHẮC DẠY CON TỰ LẬP - Trang 4

nghỉ ở đâu. Nhưng nếu bạn cũng ứng biến với cả những quy tắc ứng
xử và thói quen – đặc biệt nếu bạn thay đổi các quy tắc mà không
khiến con sợ (sợ cơn thịnh nộ, sợ thứ gọi là “khắc nghiệt”), thì có
nghĩa bạn đang buông xuôi. Và đừng quên – mục đích cuối cùng của
phương pháp là để con bạn hoàn toàn trưởng thành. Đưa ra những
quyết định sáng suốt từ bây giờ là cách chủ yếu dạy cho chúng làm
thế nào để có những quyết định thông minh sau này.

4. Đừng chạy theo số đông. Chương 4 giúp bạn chống lại áp lực từ

các bậc cha mẹ khác để vững bước đi trên con đường làm cha mẹ của
riêng mình. Việc dạy con khó mà giữ riêng tư như trước − tất cả
chúng ta đều quan sát lẫn nhau, và một số người sẽ đánh giá (và bị
đánh giá) những lựa chọn của chúng ta. Kết quả sau cùng của việc
dạy dỗ con cái bị công khai có lẽ là bạn sẽ nhận ra mình đang làm
những thứ không thật sự phù hợp với mình. Nhưng bạn làm thế vì
đó là điều những người khác đang làm. Chạy theo số đông là để hợp
thời, chứ không phải để dạy con. Điều con cái cần ở bạn là sự rõ
ràng, chắc chắn và cảm giác bạn hiểu rõ điều mình đang làm, mặc
dù sẽ càng hoàn hảo nếu đôi khi bạn không hiểu rõ điều mình đang
làm.

5. Nắm (hoặc giành lại) quyền kiểm soát. Trong chương 5 tôi tự

hỏi: Ai là người nắm vai trò kiểm soát trong gia đình bạn? Tôi hy
vọng đó là bạn. Không nghi ngờ gì, trở thành người giữ trách nhiệm
nặng nề đó quả là khó khăn, nhưng còn ai khác ngoài bạn nữa chứ?
Việc để con cái quyết định ăn gì buổi sáng nghe có vẻ rất bình đẳng
và văn minh, nhưng nếu lúc nào chúng cũng quyết định những
chuyện quan trọng thì bạn sẽ phải chịu đựng một mớ hỗn độn. Nằm
trong tầm kiểm soát, đôi khi, chẳng dễ chịu gì, nhưng theo quan
điểm và kinh nghiệm của tôi, những cha mẹ khó tính nhất sẽ tạo nên
những đứa trẻ tuyệt vời nhất.

6. Nói không. Mỉm cười. Không xin lỗi. Nhắc lại nếu cần thiết.

Trong chương 6, tôi tặng bạn quy tắc Bà mẹ nghiêm khắc yêu thích
của tôi (bạn không được phép ưu ái con này hơn con kia, nhưng bạn
có thể yêu thích một vài nguyên tắc trong triết lý sống của mình hơn
những nguyên tắc khác, và đây là nguyên tắc yêu thích của tôi). Nói
đơn giản, việc lạm dụng nói từ đồng ý – và những từ có họ hàng anh
em với từ đó, thái độ “của con cả đấy/ giờ nó là của con” sẽ biến
chúng ta – các bậc cha mẹ – thành những giọt nước màu hồng viển
vông, và biến con cái chúng ta thành những đứa trẻ cho rằng chúng
có quyền có cả thế giới mà chẳng cần bỏ ra chút xíu nỗ lực nào. Một
vài lời nói đúng lúc, và đúng chỗ – và phù hợp với nguyên tắc, mục

3

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.