NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 60

DẠY CON BIẾT CHẤP NHẬN THẤT BẠI
Giờ đây nghĩ lại, tôi thấy nỗi buồn của mình trong lần thi trượt đội tuyển quốc gia chẳng

đáng phải buồn đến vậy. Nhưng nếu như quay trở lại tuổi thơ, hẳn rằng tôi vẫn sẽ buồn như

thế, và càng buồn hơn khi bố mẹ không hiểu được cảm giác của mình. Đó là cảm giác thất bại

mà không được người lớn chia sẻ. Nó gần như là nỗi cô đơn âm thầm suốt thời học trò của tôi.

La mắng hoặc thờ ơ trước vấp ngã của con, cả hai cách ứng xử này đều không nên có đối với

các bậc làm cha mẹ. Một đứa trẻ lên năm cũng tự cảm thấy xấu hổ hoặc buồn bã nếu tranh của

cháu không được cô giáo chọn đi triển lãm như các bạn. Cháu sẽ còn buồn hơn nếu bố mẹ cháu

bảo rằng chuyện tầm phào, chẳng đáng phải lao tâm khổ tứ vì mấy bức tranh vớ vẩn!

Các bạn buồn vì chuyện bị sếp mắng, buồn vì thua chứng khoán, buồn vì không được lên

lương như thế nào thì con cái bạn cũng có những nỗi buồn “lớn lao” như thế. Bạn hãy đặt mình

vào trường hợp của con để biết cách giúp con đối mặt với thất bại. Hãy tìm cách giúp con trẻ

bày tỏ hết nỗi niềm, và việc các bạn có thể làm lúc này là làm cho cháu cảm thấy bạn thấu hiểu

sự sụp đổ của cháu.

Chỉ khi bạn tỏ ra thấu hiểu, con cái bạn mới có cơ hội được bộc lộ cảm xúc. Trong quãng thời

gian cháu đang chìm đắm trong nỗi thất vọng, các bạn nên thể hiện tình cảm của mình bằng

những cử chỉ lặng lẽ, tế nhị như kê lại gối trên đầu giường cháu, pha cho cháu một cốc sinh tố

mà cháu ưa thích, hoặc đơn giản là đưa cho cháu một cái khăn mùi soa để…lau nước mắt.

Tôi đã từng nhìn thấy một người bố chăm sóc cậu con trai 15 tuổi khi cậu ấy bị thất bại với

mối tình đầu. Trong khi các ông bố bà mẹ khác sẵn sàng la mắng con vì “mới tí tuổi đã bày đặt

chuyện yêu đương”, ông bố này đưa con đi câu cá, xem phim, trượt cỏ. Khi nằm trên bãi cỏ, cậu

con trai kể cho bố nghe mọi chuyện. Chờ con khóc xong, người bố cũng thủ thỉ kể về mối tình

đầu của mình và nói rằng đó là một bí mật đàn ông, là nỗi đau giấu kín, chỉ hai bố con biết với

nhau mà thôi.

Tất nhiên là người mẹ rồi cũng biết được chuyện “thất tình” của con trai mình. Nhưng hai vợ

chồng đã thoả thuận với nhau rằng chỉ một mình người bố đứng ra đồng cảm với con trai là đủ.

Điều quan trọng là chúng ta biết cách thấu hiểu sự khủng hoảng đang diễn ra trong cuộc sống

của con chúng ta.

NỖI BUỒN CỦA CON TRẺ CŨNG ĐÁNG ĐƯỢC QUAN TÂM NHƯ MỌI NỖI BUỒN CỦA CHÚNG

TA.

QUY TẮC 78
LA MẮNG KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP
“Con lớn rồi, phải tìm cách khuyên giải, đừng la mắng nó nữa”, tôi đã từng nghe bố nói với

mẹ câu này, khi hai người đang bàn về việc ngăn cản chuyện yêu đương của chị tôi. Đến khi

được làm mẹ, tôi nhận thấy rằng, lẽ ra chúng ta cần phải kiềm chế sự cáu giận cả với những

đứa con chưa đến tuổi trưởng thành. Nếu để ý, các bạn sẽ nhận ra một đứa trẻ chưa biết nói

cũng có những phản ứng khó chịu trước sự to tiếng của người khác. Chẳng có đứa trẻ nào thích

sống với những ông bố bà mẹ suốt ngày quát tháo ầm ĩ cả.

Vợ chồng bạn đã nghe chuyện các cô cậu học sinh giả chữ của bố mẹ để ghi nhận xét vào sổ

liên lạc chưa? Chỉ vì sợ bị la mắng, thậm chí đánh đập mà các cháu phải chọn đến giải pháp bất

đắc dĩ này. Tôi đồng ý với các bạn rằng thật khó mà giữ bình tĩnh được khi nghe ai đó phản ánh

rằng con mình học kém, con mình quậy phá nhất trường. Nhưng nếu người mẹ cứ hét toáng

lên với con, người bố thì cầm roi dọa đánh, tôi e rằng kết quả thu được sẽ rất tệ hại. Một người

bố từng tâm sự với tôi rằng, khi la mắng con, anh cảm thấy bất lực vì hầu như những lời này

giống như ném đá ao bèo. Con anh chỉ cúi mặt chịu đựng, rồi đâu lại vào đấy. Thậm chí cháu

càng ngày càng ít tâm sự với bố hơn.

Tôi đã từng nói về kinh nghiệm trò chuyện với con trong một lớp học làm cha mẹ. Hãy nói

chuyện trong tư thế hai mắt nhìn vào nhau, gần gũi, tin cậy, yêu thương. Các bạn là bố mẹ, các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.