các yếu tố tích cực. Nhiều quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng
con người là loài sinh vật chỉ “sống theo thói quen”, và “ngày qua
ngày, chúng ta càng củng cố, vun đắp cho các thói quen khiến
chúng trở thành những phản xạ không điều kiện rất khó thay đổi”.
Tuy nhiên, lời nhận định trên chỉ đúng khi chúng ta nhìn nhận ở góc
độ con người là những nô lệ của thói quen và luôn bị thói quen chi
phối. Ở một góc độ khác, vẫn còn khá nhiều vấn đề cần xem xét
xoay quanh khái niệm thói quen, và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong
chương này.
Nếu như thói quen có khả năng ức chế và chi phối hoạt động tư
duy của con người trong nhiều trường hợp thì một câu hỏi được đặt
ra là: liệu phản ứng này có thể được kiểm soát và điều chỉnh để phục
vụ con người giống như những hiện tượng tự nhiên hay không?
Nếu việc này là khả thi, con người có thể làm chủ thói quen cũng
như ứng dụng những tác động tích cực của thói quen để làm lợi cho
mình, thay vì phải bị động lệ thuộc vào thói quen và học cách chấp
nhận. Những nhà tâm lý học hiện đại đã khẳng định với chúng tôi
rằng thói quen hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều chỉnh theo
ý muốn của con người. Như vậy, con người có quyền phủ nhận sự
thống trị tuyệt đối của thói quen lên hành động cũng như tính
cách. Hàng nghìn người đã ứng dụng quan niệm mới này vào cuộc
sống, để cảm nhận được rằng có nhiều trải nghiệm mới mẻ giúp
khôi phục những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã gầy
dựng nên.
Thói quen là một dải đất tinh thần mà trên đó, mỗi hành động
của chúng ta sẽ góp phần tạo nên một lối đi ngày càng trở nên rộng
rãi và thân quen như con đường mình đi qua mỗi ngày. Nếu bạn
phải làm việc trên một thửa ruộng hay trong một khu rừng, tôi chắc
rằng bạn sẽ chọn lựa con đường mòn thông thoáng và dễ đi nhất,
hơn là chấp nhận băng ngang thửa ruộng hoặc khu rừng và tự mình