NHỮNG TẶNG PHẨM CỦA NGƯỜI DO THÁI - Trang 201

Avraham là một người Canaan theo thuyết đa thần có đức tin được các thế
hệ sau này làm cho xinh đẹp thêm; thậm chí chúng ta có thể hình dung
Avraham không hề tồn tại. Không có giả thuyết nào (thậm chí một giả thuyết
cơ bản như trong Cái chết và sự hồi sinh của đứa con trai yêu quỷ của Jon
Levenson (New Haven, 1993) lần ra dấu vết của sự liên kết người Yitzhak
với câu chuyện cua người Canaan về sự hy sinh của con người trên thực tế)
có thể thay đổi sự thật rằng tôn giáo của người Do Thái, trong dòng phát
triển thiết yếu, là tôn giáo độc nhất trong số hệ thông tư duy của thế giới cổ
xưa và tôn giáo đó chịu trách nhiệm đối với các giá trị độc đáo của phương
Tây.

Cho dù sự biến đổi của người Do Thái này diễn ra khi nào, dù được bắt

đầu vào thời Avraham, Mose, David hay các nhân vật chủ chót khác thì
không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn vì các nguyên tác của bộ
kinh Torah và các tác phẩm lịch sử của kinh Thánh (như Joshua, Samuel và
quyển các Vua) đã được biên tập lại trong các thời kỳ sau này. Trong bài của
tôi, nói chung, tôi nghiêng về các câu chuyện của các bô lão trong Chúa
sáng tạo ra thế giới
ở giá trị bề ngoài một cách đơn giản vì đây là cách lý
giải rõ ràng nhất cho giả thuyết của tôi. Những ai muốn đeo đuổi xa hơn khi
nghiên cứu cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới cần chú ý rằng hàng đống lý
thuyết và vấn đề gây nhiều tranh cãi chung quanh nền tảng của thủy tổ tăng
lên hàng ngày. Hơn hết, “Sách Sáng Thế” cuốn Kinh thánh chủ chốt của
E.A.Speiser (New York 1984) mà tôi trích dẫn, vẫn là cuốn phê bình tổng
quát hữu ích nhất. Tôi cũng thấy lời phê bình của Nahum M.Sarna trong
tuyển tập kinh Torah (Philadelphia, 1989) với những lời chú giải ngắn gọn
và súc tích mà Everette Fox đã viết trong bản dịch lớn nhất của ông, cuốn
Năm cuốn sách của Moses (New York,1995) thật là hữu ích. Tôi độc quyền
sử dụng bản dịch của ông trong các chương II, III, và IV. Sự sửa đổi duy
nhất của tôi đối với bản dịch của ông là đã đưa câu trực tiếp vào trong dấu
ngoặc kép và thay thế “[God]” bằng “YHWH” trong các phân đoạn trước
khi gặp gỡ tại Bụi Cháy, nơi lần đầu tiên Chúa tiết lộ danh tánh của mình.
Hầu hết các nhà phê bình đều cho rằng việc sử dụng YHWH trong các phân
đoạn trước đó là một dấu hiệu phản lại sự khám phá thần học được phát triển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.