trong xã hội tiền Columbian Mesoamercan, hãy xem bản dịch của Dennis
Tedlock Popol Vuh: The Mayan Book of the Dawn of Life (New York 1996)
CHƯƠNG 3: AI CẬP
Nếu một ai đó có thể bỏ ra nhiều năm để đọc hết những bài bình luận
về sách Sáng Thế thì ít nhất người đó dành cả cuộc đời để đọc những bài
bình luận về sách Xuất Hành. Những người hiến dâng cuộc đời của mình vì
mục tiêu này nên lưu ý rằng ở đây tôi không muốn tóm tắt ngay cả những
vấn đề chính của cuộc thảo luận diễn ra trong một lớp học của những người
học kinh Thánh đang nghiên cứu cuốn sách này, mà chỉ vạch ra con đường
phát triển tư tưởng và tình cảm được tho hiện xuyên suốt trong kinh Cựu
Ước và được chuyển thành tri giác của chúng ta. Chẳng hạn, tôi đã loại bỏ
hoàn toàn những sự bắt chước mù quáng trong sách Xuất Hành về Sáng thế
đầu tiên trong sách Sáng Thế và “Sáng thế thứ hai” sau cơn Đại Hồng thủy.
Những người Do Thái được cứu thoát khỏi Ai Cập và thủy triều của Thời
đại hỗn nguyên thực tế Sáng thế lần thứ ba của Chúa. Nhưng những sự hiểu
biết sâu sắc như thế này, đầy rẫy trong những bài bình luận từ xưa đến nay,
chỉ làm sao lãng vấn đề chính mà chúng ta đang theo đuổi. Tương tự, tôi
công khai đề cập tới cái được gọi là cuộc cải cách thuyết nhất thần do
Akhnaton xây dựng nên vì tôi không dám chắc rằng nó có thể có ảnh hưởng
đến thuyết nhất thần của Mosaic, nhưng để vượt qua được điều này, quả
thực sẽ làm cho chúng ta đì qua xa phạm vi vấn đề.
Tôi tìm thấy ba bài bình luận về sách Xuất Hành thật sự hữu ích, đó là:
“The Book of Exodus: A Critical, Theological Commentary” của tác giả
Brevard w. Childs (Philadelphia, 1974); “Exploring Exodus: The Heritage
of Biblical Israel” của tác giả Nahum M. Sarna (New York, 1986); và “A
Commentary on the Book of Exodus” của tác giả Umberto Cassuto
(Jerusalem, 1967), Từ những bài bình luận đó, tôi đã tiến hành giải thích về
danh tánh của Ramses, về cơ sở triết lý của nhà nước thành thị cổ đại được
phân tích rõ nhất trong tác phẩm Cities and Nations of Ancient Syria của tác
giả Giorgio Buccellati (Rome, 1976).