NHỮNG TẶNG PHẨM CỦA NGƯỜI DO THÁI - Trang 36

hơn, thì phải leo lên cao hơn, vì chúng ta phải leo lên cầu thang cao ngất và
bước vào đền thờ lớn nhìn kỹ độ cao của một đô thị khác của người Sumer -
đền thờ mặt trăng, vệ thành của thành phố Ur, thủ phủ đế quốc cổ của
Sumer. Khi tìm cách đi vào trung tâm thần bí, chúng ta cần hỏi một vài câu
hỏi cơ bản về nơi này.

Tại sao các đền thờ đầu tiên được xây dựng tại những nơi cao nhất?

Bởi vì đây là nơi gần bầu trời nhất. Và tại sao không gian linh thiêng nhất lại
gần bầu trời nhất? Bởi vì bầu trời là thần thánh đối lập với cuộc sống trên
trần gian, chính là sự vĩnh hằng trái ngược với cuộc sống tạm bợ ở trên trần
gian. Lúc một người nguyên thủy nhìn lên bầu trời, họ đã thấy cuộc diễu
hành rộng lớn của những nhân vật thần thánh liên tục lướt qua trước mắt -
một vở kịch vũ trụ, rất hấp dẫn trong thứ tự vĩnh hằng và có thể dự đoán
được. Đây là những vật đầu tiên và những mô hình vĩnh cửu cho cuộc sống
tạm bợ; nhưng một vực sâu khủng khiếp hở ra giữa hai cuộc sống: trên thiên
đàng, cuộc sống của các thần là vĩnh cửu và bất diệt, trong khi trên trái đất,
cuộc sống là tạm bợ và kết thúc bằng cái chết. Sự suy ngẫm về những cuộc
sống là kinh nghiệm tôn giáo ban sơ. Theo Mircea Eliade, một học giả tôn
giáo ưu việt: “Cụm từ ‘suy ngẫm vòm trời” thật sự có vài ý nghĩa khi được
áp dụng cho người nguyên thủy, để cảm nhận về những phép mầu mỗi ngày
ở một mức độ khó tưởng tượng được. Sự thưởng ngoạn như thế giống như
sự khám phá. Bầu trời tự nó thể hiện: vô tận và siêu việt. Vòm trời là, hơn
các thứ khác, “một cái gì đó hơi tách rời” với điều nhỏ bé, mà điều nhỏ bé
đó chính là con người và quãng đời của họ. Biểu tượng của sự siêu việt được
rút ra từ nhận thức đơn giản về chiều cao vô tận của nó. “Cao nhất” tự nhiên
trở thành đặc tính thần thánh. Những vùng nằm trên tầm với của con người
được dành cho vẻ uy nghi thần thánh của tính siêu việt, của thực tại tuyệt
đối, của tính vĩnh viễn. Đó là nơi ngụ cư của các thần; những người có đặc
quyền [như Lugalbanda] đến đó như là kết quả của những nghi lễ mà sự bay
lên của nó tác động đến thiên đường…. “Cao” là một cái gì đó mà con người
không với tới được; nó thuộc về sức mạnh và lực lượng siêu nhiên; khi một
người nghiêm trang bước lên những bậc thang của chốn tôn nghiêm, hay bậc
thang tôn giáo dẫn lên trời cao, anh ta không còn là một con người”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.