Trường hợp của người đàn ông bình thường trong phòng khách: cái
tôi của anh ta vẫn nguyên vẹn; tuy nhiên anh ta có thêm một kinh nghiệm,
nhưng kinh nghiệm này đã hòa lẫn vào trong nhân cách của anh ta. Như thế
đã có sự tổng hợp các sự kiện.
Trường hợp của người đàn ông không bình thường: cái tình huống
vẫn đứng bên ngoài cái tôi của anh ta; cái tôi đó bị giằng xé bởi một “vệ
tinh” tinh thần, và là một hành động bất thành của anh ta.
Vì vậy, bất cứ một căn bệnh tâm lý nào, dù thuộc loại nào đi nữa,
đều xuất phát từ một yếu kém năng lực tổng hợp. Một sự kiện xuất hiện mà
chủ thể không tài nào “kết nạp cho hài hòa” với cái tôi. Sự thống nhất của
nhân cách bị thả lỏng, huyết áp bị hạ thấp. Trong dân gian, người ta đã
không có nói như thế này sao?… “Chuyện đó à? Tôi chưa nuốt trôi được!”.
Điều đó có nghĩa là sự kiện vẫn còn nằm ngoài cái tôi, làm cho anh ta bị ám
ảnh và lo lắng,
NHỮNG ĐIỂM CHỦ YẾU TRONG TÂM
LÝ HỌC CỦA JANET
Những hành động của con người chắc chắn sẽ không bao giờ có
cùng một giá trị. Bạn có thể dễ dàng thích ứng với vài tình huống phù hợp
với một thói quen. Thí dụ, một công việc làm văn phòng tự nhiên sẽ không
tạo một khó khăn nào với một người bình thường. Nhưng mọi thứ sẽ thay
đổi nếu cuộc sống trong văn phòng trở nên bất thường (một cấp chỉ huy độc
tài chẳng hạn) hoặc người nhân viên không bình thường (quá nhút
nhát,hung hãn, mất bình tĩnh,…). Như vậy mọi việc đều tùy thuộc vào:
a) nếu hành động đó được thực hiện bởi phản xạ–thói quen: không
một chút khó khăn. Sự thích nghi được thực hiện.
b) nếu hành động đó đòi hỏi một hành vi khác, sự thích nghi có thể
hình thành…hoặc không. Tại sao? Đơn giản chỉ vì sự thích nghi tùy thuộc
vào tình trạng của chủ thể (vật chất lẫn tinh thần).
Như vậy, chúng ta phải xét xem hành động đó có đòi hỏi một hành
vi mới không chớ không phải là một thói quen! Nhưng những hành vi này