NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 217

sư rồi!” Mà theo đó ý thức sẽ phản ứng với câu trả lời “Nhưng điều gì xảy
ra với mình vậy?… Mình nói tầm bậy rồi…”

d) từ “cái ấy” xung động này đến trong nháy mắt và liền bị dồn nén

trở lại.

Nhưng dù sao đi nữa, xung động (d) đã xảy ra và bị tra về cái ấy để

trồi lên trong sự canh phòng của Siêu–ngã dưới dạng một thảm kịch mà
người nằm mơ đã sống qua.

Như vậy giấc mơ của Pierre được giải thích như là một ước muốn vô

thức với sự hợp lý rất nghiệt ngã.

Sự phẫn nộ có đức độ.

Dĩ nhiên trong Tâm phân học không thể tránh khỏi sự bộc phát của

vài cảm thức! Vả lại người ta không cần phải chờ đợi lâu để làm chuyện đó,
hãy tin tôi đi! Người ta có thể tưởng tượng được những lời chửi mắng, lời
khinh khi mà Freud phải hứng chịu trong một thời gian dài.

Cái gì! Con người ti tiện đến thế sao?…

Nhưng người ta quên một điều. Ai nói đến “ti tiện” là đã nói đến

một phán xét “tinh thần”.

Nhưng (một lần nữa), có thể nào, về mặt tinh thần, người ta phán xét

một con chó sói ăn thịt một con cừu không?

Hoặc: có thể nào, về mặt tinh thần, người ta ca ngợi con cừu đã trốn

thoát một con chó sói không?

Con vật này hay con kia chỉ làm nhiệm vụ của chúng và không làm

sao khác hơn thế. Nói một con cọp hung dữ không có nghĩa gì cả. Một con
cọp chỉ đơn giản là một con cọp mà thôi.

Cũng như “cái ấy” chỉ là “cái ấy” mà thôi, và về mặt tinh thần, bất

cứ sự đánh giá việc đó như thế nào thảy đều là điều vô lý. Người ta chỉ được
tìm hiểu nó chớ không được phán xét trên phương diện đạo đức (vì tâm lý
học là một khoa học mô tả).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.