“Anh đang ở bờ vực của sự suy nhược…”
Đó là câu mà hàng triệu người đã nghe nói và thông thường vị bác sĩ
sẽ kê toa như sau: một loại thuốc an thần hay kích thích, thuốc bổ dưỡng
thần kinh, thuốc bổ tổng lực, các lời khuyên nghỉ ngơi, các cuộc giải trí và
du lịch. Nếu cần thì là sự ẩn dật cách biệt hoặc một phương thức điều trị tâm
lý…
Ngoài ra các rối loạn tiêu hóa cũng được xem xét cẩn thận kể cả các
phản ứng thần kinh; vị bác sĩ có thể tìm thấy chứng tăng huyết áp hay bệnh
đái tháo đường, hay các dấu hiệu của một tổn thương về thần kinh hoặc
chứng xơ cứng động mạch não.
Suy nhược là gì?
Ai nói đến “Suy nhược” thì nói đến “Giảm áp lực”. Sự suy nhược là
sự giảm thiểu trương lực thần kinh hay tâm lý. Như thế từ suy nhược mang
một ý nghĩa tổng quát; nó là một nhãn hiệu có thể gắn cho mọi trạng thái.
Các trạng thái đó lần lượt sẽ mang các tên đặc biệt như: chứng suy nhược,
chứng suy nhược thần kinh, chứng suy nhược tâm thần, chứng ảm ảnh,
chứng tâm thần phân liệt, chứng ám ảnh trầm uất, đi từ dạng lành đến dạng
nặng. Tôi sẽ nói đến các tình trạng suy nhược này lúc cần.
Như thế có vô số triệu chứng suy nhược. Chứng suy nhược có thể
bắt nguồn từ thể chất (như chứng suy nhược thần kinh) được cộng thêm các
triệu chứng tâm lý.
Về thể chất, tình trạng mãn kinh đôi khi gây ra sự suy nhược, nhưng
không vì thế mà chúng ta lại kết luận là tình trạng mãn kinh dẫn đến sự suy
nhược! Bởi vì môi trường thuận lợi luôn là yếu tố chủ yếu. Và môi trường
sẽ hoặc do cơ thể (chứng tặng huyết áp hay bệnh đái tháo đường) hoặc do
tâm lý. Và tình trạng mãn kinh sẽ đảm trách vai trò “công tắc” làm khởi
phát một tình huống đang tiềm ẩn từ lâu.
Cũng như thế, chứng suy nhược có thể có nền tảng tâm lý, gia đình
hay tôn giáo. Nó có thể xuất hiện sau việc lo lắng kéo dài, các mối nghi ngờ,
nỗi lo âu, sợ sệt… dẫn đến sự suy kiệt, một giảm sút áp lực.