Còn đối với các thiếu nhi. Trong vài trường hợp, người ta nhận thấy
một cảm xúc nhục nhã mãnh liệt với sự dậy thì. Các ngại ngùng về tôn giáo
hay tình dục hình thành. Và với hậu quả là sự tự trừng phạt về thể chất.
Trong vài trường hợp khác, sự dậy thì của tuổi thiếu niên là nút khởi
động, tạo ra nhiều tình huống đang trong thời kỳ tiềm ẩn (việc mãn kinh
cũng có phản ứng này).
Chứng biếng ăn đôi khi cũng được dùng như một công cụ để “gây áp
lực” để chiếm lĩnh tình thương trọn vẹn của cha mẹ. Đây là trường hợp tính
nết trẻ con. Hoặc giả việc từ chối ăn uống (và chứng bệnh xuất phát từ đó)
là để cụ thể hóa một sự trả thù đối với cha mẹ.
Ngoài một việc khám bệnh nghiêm ngặt, môi trường gia đình phải
được xem xét trước tiên và phải cho thật kỹ càng. Đôi khi người ta khám
phá được nhiều thảm kịch ghê gớm và trong các trường hợp này, người ta
phải cô lập bệnh nhân và một phương thức chữa trị tâm lý phải được thực
hiện ngay.
Để kết luận, chứng bệnh buồn vô cớ này làm giảm sút các hoạt động
thể chất và tinh thần. Nó thúc đẩy đến sự bất động hoàn toàn (giống như
trường hợp suy giảm ý chí). Thái độ câm lặng thường xảy ra. Người bệnh
ngồi thờ thẩn với ánh mắt vô hồn, nghiền ngẫm nỗi tuyệt vọng của mình.
Trong vài trường hợp nghiêm trọng, người ta phải đề phòng việc tự
sát hoặc sự cự tuyệt ăn uống.
Tôi liệt kê chứng bệnh buồn vô cớ theo các triệu chứng suy nhược
do kiệt sức. Nhưng cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác, các nguyên
nhân đó có thể do hệ thần kinh thực vật, về buồng trứng hay tuyến giáp…
Như thế nguyên nhân thuần túy đầu tiên thuộc về thể chất nhưng sau
đó có xuất hiện các hậu quả tâm lý không?
Và nếu như chứng sầu muộn là một hệ quả của chứng suy nhược?
Các kết luận cũng giống như trường hợp chứng suy giảm ý chí và người ta
phải chữa trị ngay nguyên nhân này.