anh ta sẽ không tin bạn đâu! Như vậy người bị suy nhược đã được giúp đỡ
rất nhiều bởi những lo lắng quá đáng về sức khỏe của mình (bệnh tưởng
tượng). Người suy nhược luôn bị ám ảnh bởi các hoạt động thể chất, các ý
nghĩ và tư tưởng của mình. Sự kiệt sức luôn bắt anh ta phải tự quan sát và
bất cứ một thiểu năng nào sẽ được diễn giải theo chiều xấu nhất. Tại sao
vậy? Bởi vì một phản xạ tự phát bị khiếm khuyết. Và nó bị khiếm khuyết
chỉ đơn giản là nó bị suy nhược. Một ý nghĩ bệnh hoạn không bao giờ có kẻ
thù. Nhưng nó có một người trợ thủ rất đắc lực: chính chứng suy nhược đó.
Và cái ý nghĩ bệnh hoạn đó tự phát triển như trong nhà kính. Nó sẽ lan rộng
như một khối u tinh thần. Nó giống như một con vi trùng nẩy nở trong một
cơ thể không có đề kháng.
Mà tại sao người suy nhược lại bị ám ảnh đến mức đó? Bởi các cảm
tưởng mà anh ta “có được trong đầu”. Bởi các “lỗ trống”, các cơn nhức đầu,
chứng mất trí nhớ, bởi sự mất khả năng tập trung tư tưởng, vì không thể
hoàn tất một công việc đang dở dang. Bởi các cơn hưng cảm đã phóng đại
sự do dự và sự nghi ngờ tự nhiên. Bởi chứng nghiền ngẫm tâm thần kinh
niên của anh ta không bao giờ dứt.
Và từ đó việc người ta nghĩ anh ta trở nên điên rồ chỉ cách có một
bước nhỏ mà thôi. Nhưng tôi xin nhắc lại là, mặc cho nỗi ám ảnh và sự do
dự đó, không bao giờ chứng suy nhược này có thể biến thành chứng điên rồ
đáng kinh sợ đó.
CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG SUY NHƯỢC
Như vậy, suy nhược là một từ mang một ý nghĩa chung. Bằng nhiều
trạng thái suy nhược khác nhau nhưng lại có rất nhiều triệu chứng chung.
Như thế, mỗi trường hợp sẽ là một trường hợp đặc thù và vì vậy việc xem
xét phải được thực hiện hết sức chính xác.
Người ta quan niệm rằng có hàng trăm nguyên nhân khác nhau có
thể làm suy sụp sự căng thẳng thần kinh. Thế nhưng, một trong các nguyên
nhân chính vẫn là sự mệt mỏi thần kinh và tâm thần.