Có chứng suy nhược khi các tác nhân hồi sức tự nhiên (ăn uống và
nghỉ ngơi) bị thiếu hụt. Và như thế làm việc quá sức tùy thuộc vào sức lực
sẵn có, đó là điều hiển nhiên.
Làm việc quá sức = tiêu sài nhiều hơn lợi tức. Một lần nữa, chúng ta
không được quên sự mệt mỏi là dấu hiệu báo động không cho phép đầu độc
các tế bào thần kinh. Cho nên việc làm quá sức phải được xem là một dạng
hình thức phòng ngừa. Mỗi con người phải biết rõ sức lực của chính mình.
Và vì đã thường xuyên giảng dạy nên tôi biết rõ điều này quả là một khó
khăn rất lớn.
Người ta không nên nghĩ trạng thái suy nhược sẽ liền khởi phát ngay
sau một hành động kiệt sức, mà có thể coi đó là một trường hợp khá hiếm
hoi. Bất cứ một bác sĩ hay nhà tâm lý học nào, đều ghi nhận trạng thái suy
nhược luôn đuổi theo phía sau một chuỗi hành động kiệt sức, đôi khi kéo
dài suốt nhiều năm liền.
Một trường hợp chung cho trạng thái cạn lực trực tiếp.
Ông X, một nhân viên tự nhiên hay tin mình được đề bạt làm trưởng
phòng. Vì muốn được nể trọng trong cương vị mới này, ông X… làm việc
thật hăng say suốt hai tháng liền. Tối ông ta thức thật khuya, luôn lướt qua
các cơn mệt mỏi. Sau hai tháng đó, ông ta biểu hiện các triệu chứng “suy
sụp”… kiệt sức với các triệu chứng “suy nhược thần kinh”. Kiệt sức tâm lý
sao? Đương nhiên rồi… nhưng với công việc trước ông ta vẫn làm việc như
thế mà. Thế rồi sao đây?
Trước hết, công việc đầu tiên của ông X… được thực hiện bởi một
số thói quen. Dù cho công việc của ông ta có nhiều và gấp mấy đi nữa, các
thích nghi cho các tình huống mới rất là hiếm. Như vậy ông X… làm việc
gần giống như một cái máy và tránh cho ông ta không phải tiêu hao sức lực
tinh thần.
Trái lại với chức vụ mới, ông X… luôn phải mau chóng thích ứng
với các trách nhiệm đến dồn dập và luôn đòi hỏi một sức lực tinh thần lớn