Kết luận như thế nào? Một lần nữa sự thoải mái tinh thần là ưu tiên
hàng đầu. Nó triệt tiêu nhu cầu tập trung. Nó cho phép ứng biến với vấn đề
đó, cho phép nhìn thấy (như sự trầm tư) các dữ kiện xa xôi có liên quan đến
nó. Hơn nữa sự thoải mái làm xa lánh sự mệt mỏi bởi vì nó để mở một
phạm vị ý thức rất rộng! Nhiều thông tin khác nhau có thể đến được bộ não
đang rất tỉnh táo, do đó sự sáng suốt đôi khi trải dài đến vô tận.
Các chứng co rút tinh thần.
Sự bướng bỉnh, ngoan cố, các quan điểm kiên định đều phải tuân
theo một sự vận hành như nhau. Sự bướng bỉnh và ngoan cố không khác gì
định kiến. Một người bị chế ngự bởi một quan điểm cố chấp, bởi một thành
kiến, không khác gì như bị một “cây đinh” đóng vào trong đầu. Sự ngoan cố
đó sẽ là “một thông tin” duy nhất và tuân thủ theo các định luật thần kinh
của sự tập trung và định kiến… một phần nhỏ của bộ não làm việc… trong
khi phần rất lớn còn lại được nghỉ ngơi.
Chắc tôi không cần phải nói rằng một người ngoan cố tuyệt đối
không thể nào sáng suốt được, bởi sự thu hẹp của phạm vi ý thức. Nếu
muốn, người ta có thể coi sự ngoan cố như là một trạng thái không chủ ý
của sự tập trung… và không hề có chút một kết quả thực dụng nào.
Chúng ta biết có rất nhiều người hiểu biết rất ít thứ, nhưng cứ bám
lấy chúng với năng lực tuyệt vọng. Đương nhiên là một khi người ta chỉ có
vài định kiến, người ta phải cố giữ nó như giữ vài đồng tiền đang có trong
túi. Ngoài ra, có biết bao nhiêu người bướng bỉnh chỉ vì “nội tâm” của họ
luôn quanh quẩn vài vấn đề cảm xúc không thể giải quyết được? Liệu chúng
đã trở thành chứng co rút tinh thần chưa?
Và bạn thấy đó, điều tệ hại nhất là những người đó lại đang ngủ.
Nhưng giống như tất cả những người đang ngủ, họ không thể nào biết được
những gì họ đang làm… Và họ đi lòng vòng, bị ngăn chặn bởi các quan
điểm–co rút như một con sóc bị nhốt trong lồng… nhưng vẫn cứ nghỉ mình
đang sáng suốt. Nhưng cũng vì sự bướng bỉnh ngăn chặn một phần lớn bội